Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 7 năm 2020 | 15:4

Muốn tạo động lực học tiếng Anh cần để tâm vào cảm xúc của người học nhiều hơn

Cảm xúc và nhận thức luôn có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Vì vậy muốn một người học tốt tiếng Anh trước tiên phải khiến họ yêu thích ngoại ngữ này.

Hội thảo quốc tế ‘Tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh Việt Nam’ đã diễn ra tại Hà Nội với sự phối hợp tổ chức giữa Ban Đề án Ngoại ngữ Quốc gia và Tập đoàn Egroup (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục với hệ thống Trung tâm Anh ngữ Apax English – Apax Leaders).

Tham luận về việc tạo hứng khởi cho người học tiếng Anh, PGS. TS Lê Văn Canh, nguyên Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và là một giảng viên kỳ cựu của Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN đưa ra quan điểm: “Học sinh không cần một người giáo viên hoàn hảo”. Theo đó, ông cho rằng giáo viên cần mang lại cho họ sự hứng thú với môn học, kéo họ tham gia vào tiết học đó.

Thực tế, phần lớn học sinh Việt Nam đều coi tiếng Anh là một trong những môn học khiến họ cảm thấy chán ghét, thậm chí sợ hãi mỗi khi nhắc đến. Trong tiết học họ không cảm thấy hứng thú, thường xuyên bắt gặp tình trạng ủ rũ, trầm lắng, cố gắng gượng cho xong.

bai3_02_hntx.jpg
PGS. TS Lê Văn Canh ĐHQGHN đưa ra quan điểm: “Học sinh không cần một người giáo viên hoàn hảo”

 

Đây là lúc vai trò của giáo viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giáo viên chính là người kết nối học sinh với môn học và thay đổi không khí trong lớp từ trầm mặc trở nên sôi nổi hơn. Muốn làm được điều này cần để tâm đến yếu tố cảm xúc của người học nhiều hơn.

Theo PGS. TS Lê Văn Canh, cảm xúc và nhận thức giống như hai mặt của đồng xu, chúng tác động và bổ trợ lẫn nhau. Khi cảm xúc thăng hoa sẽ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức diễn ra dễ dàng hơn và ngược lại, khi đã nắm được kiến thức họ sẽ không cảm thấy sợ hãi mà mang tâm lý thoải mái hơn khi nhắc đến việc học.

Trong hoạt động dạy học, giáo viên hãy đặt ra các câu hỏi ‘học sinh của mình cần gì?’, ‘những hoạt động nào cần với họ?’, ‘làm sao để học sinh thích thú với môn học?’… từ đó đưa ra câu trả lời về những việc mình cần làm, những phương pháp nên áp dụng.

Tiến sĩ Canh cũng gợi ý những dạng bài tập khơi dậy trí sáng tạo của học sinh như câu hỏi mở có nhiều đáp án, hình ảnh minh họa mang nội dung thú vị, gây cười hay tạo một không gian học tập gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh.

bai3_03_aoop.jpg
Phương pháp giảng dạy tạo động lực cho học sinh của các giáo viên nước ngoài tại hệ thống Anh ngữ Apax thu hút sự chú ý

 

Hội thảo đi đến nhất trí chung rằng khơi dậy cảm hứng cho người học tiếng Anh rất quan trọng. Áp dụng trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy cũng sẽ là một phương án hiệu quả để thu hút sự quan tâm của học sinh cũng như khiến cho việc học thú vị hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể trao quyền cho người học thông qua chương trình trao đổi quốc tế. Với môi trường mới, bạn bè mới và bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh, bản thân người học sẽ có ý thức hơn về tâm quan trọng của ngôn ngữ này và chủ động học hỏi về nó.

Không có chiếc áo nào vừa vặn với tất cả mọi người vì vậy không thể áp dụng một phương pháp dạy học cho tất cả học sinh, đặc biệt là trong việc học tiếng Anh. Học một ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là ghi nhớ các quy tắc, quy luật cứng nhắc, điều quan trọng là giúp cho người học cảm thấy hứng thú, có động lực để tiếp tục theo học và có ham muốn khám phá.

 

PV
Ý kiến bạn đọc
Top