Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2021 | 20:36

Năm 2020, Techcombank đạt doanh thu 27 nghìn tỷ đồng

Ngày 27/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 15,8 nghìn tỷ, tăng 23,1% so với năm 2019, cao hơn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà Đại hội cổ đông thông qua là 21,5%.

 

Ngân hàng tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu của mình với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong 12 tháng đạt 3,1%. Vị thế vốn vững chắc của Ngân hàng thể hiện qua chỉ số CAR theo Basel II đạt mức 16,1% vào cuối năm 2020. Có thể nói, Techcombank đã kết lại quá trình thực hiện chiến lược 2016 - 2020 rất thành công, đạt được những kết quả tốt đẹp trong điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam do đại dịch COVID-19.

Cùng với Chính phủ và toàn ngành ngân hàng, Techcombank thực hiện các biện pháp giúp phục hồi nền kinh tế, chia sẻ khó khăn với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với gói hỗ trợ toàn diện lên tới 41,2 nghìn tỷ đồng, gồm tái cơ cấu, miễn giảm lãi và giãn nợ cho hơn 3.200 khách hàng.

Tổng giám đốc Jens Lottner chia sẻ, trong năm 2020 với nhiều thách thức và bất ổn, Techcombank đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ khách hàng và củng cố sức mạnh bảng cân đối để vượt qua khủng hoảng. Các biện pháp gồm có giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cung cấp mức lãi suất ưu đãi, tăng thanh khoản để đảm bảo ngân hàng có nguồn tín dụng dồi dào phục vụ khách hàng, song song với việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu để duy trì chất lượng tài sản.

Với những kết quả mà Techcombank đạt được trong 2020, chúng tôi tin tưởng rằng các nền tảng kinh tế và động lực tăng trưởng dài hạn của Việt Nam cũng như Techcombank vẫn nguyên vẹn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung thực thi chiến lược và đầu tư vào số hóa để đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng ngày càng tăng. Với đội ngũ lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, nguồn vốn và năng lực đã được Techcombank xây dựng trong 5 năm qua, cùng những thành công của Chính phủ trong việc hạn chế tác động của dịch COVID-19, chúng tôi tin rằng Techcombank vẫn ở vị thế tốt để thực hiện chiến lược 5 năm 2021 - 2025 và tầm nhìn trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Tổng giám đốc Jens Lottner cho biết thêm.

Doanh thu đạt 27 nghìn tỷ đồng

Kết thúc năm 2020, doanh thu (TOI) của Ngân hàng đạt 27,0 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với doanh thu năm 2019 và vượt mức tăng 18,0% của chi phí hoạt động. Thu nhập lãi thuần (NII) năm 2020 đạt 18,8 nghìn tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 28,8% so với năm 2019. Thu nhập từ hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào NFI, đạt 1,0 nghìn tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ năm ngoái, với khối lượng phát hành trái phiếu là 66,8 nghìn tỷ đồng. Phí từ dịch vụ bảo hiểm giảm 11,0% so với 2019 nhưng đang trên đà tăng trở lại trong Quý 4/2020, tăng trưởng qua từng tháng mạnh mẽ nhờ nâng cao năng suất và có đội ngũ lãnh đạo mới.

Chi phí hoạt động của năm 2020 là 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,0% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) giảm xuống 31,9%, từ mức 34,7% cùng kỳ năm ngoái, bởi ngân hàng đã thực hiện quản lý chi phí rất chặt chẽ trong bối cảnh nhiều biến động do dịch COVID-19.

Trong năm 2020, Ngân hàng đã chủ động xử lý một số khoản nợ xấu. Chi phí dự phòng của năm 2020 tăng lên mức 2,6 nghìn tỷ đồng so với mức 917 tỷ đồng của năm 2019. Chi phí tín dụng được duy trì ở mức 1,1% cho cả năm 2020, so với mức 0,5% của năm 2019.

Tổng tài sản tăng 14,6%

Tổng tài sản đạt 439,6 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2020, tăng 14,6% so với thời điểm kết thúc năm 2019. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng tại 31/12/2020 là 318,0 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với cuối năm 2019, và phù hợp với hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép. Nhu cầu tín dụng đặc biệt tăng mạnh trong Quý 4/2020, do các hoạt động kinh tế dần phục hồi sau đại dịch và các doanh nghiệp đẩy nhanh việc đầu tư để tăng trưởng mạnh hơn trong 2021. Sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế được phản ánh rõ ràng ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cụ thể, dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cuối Quý 4/2020 tăng 24,3% so với Quý 3/2020, cao hơn mức tăng 13,9% dư nợ tín dụng của doanh nghiệp lớn và 8,9% dư nợ tín dụng cho khách hàng cá nhân.

Tiền gửi khách hàng tại 31/12/2020 là 277,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,0% so với thời điểm 31/12/2019. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 128,0 nghìn tỷ đồng, tăng 60,6% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 149,4 nghìn tỷ, giảm 1,4% so với cuối năm ngoái, phản ánh sự tập trung của Ngân hàng vào việc tối ưu hóa chi phí vốn. Nhờ đó, tỷ lệ CASA cuối năm 2020 đạt 46,1%, cao hơn mức 34,5% cuối năm 2019, nhờ CASA tăng 65% ở phân khúc khách hàng cá nhân và tăng 54% ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp.

Thanh khoản dồi dào

Techcombank đã duy trì thanh khoản dồi dào với tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi đạt 78,1% và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn đạt 33,9%, tốt hơn đáng kể so với mức 38,4% vào thời điểm cuối năm 2019. Trong năm vừa qua, ngân hàng đã hoàn tất khoản vay hợp vốn trị giá 500 triệu đô la Mỹ nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và đảm bảo ngân hàng có nguồn thanh khoản dồi dào để hỗ trợ khách hàng trong khủng hoảng của đại dịch COVID-19.

Ngân hàng cũng duy trì vị thế vốn hàng đầu Việt Nam1 với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối kỳ theo Basel II đạt 16,1%, cao hơn gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của Trụ cột I Basel II (8.0%) và cao hơn mức 15,5% tại thời điểm cuối năm 2019.

Chất lượng tài sản

Tại thời điểm 31/12/2020, tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 0,5%, thấp hơn mức 0,6% tại 30/09/2020 và 1,3% tại 31/12/2019. Tỷ lệ nợ xấu giảm do Ngân hàng đã chủ động xử lý nợ xấu để củng cố sức mạnh bảng cân đối trước các tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2020 là 171,0% so với mức 148,0% tại 30/09/2020 và 94,8% tại 31/12/2019.

Thêm 1,1 triệu khách hàng mới

Trong năm 2020, Techcombank đã có thêm 1,1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà Ngân hàng phục vụ lên 8,4 triệu. Ngân hàng đã tiến hành các biện pháp an toàn để bảo vệ khách hàng và nhân viên, đồng thời vẫn duy trì hoạt động bình thường của tất cả các chi nhánh, cây ATM. Những biện pháp này cùng với vị thế dẫn đầu trong mảng ngân hàng số giúp đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ tốt nhất trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội vào tháng 4 và sau khi biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong năm 2020 lần lượt đạt 383 triệu giao dịch (tăng 108,8% so với cùng kỳ năm ngoái) và 5,0 triệu tỷ (tăng 84,2% so với cùng kỳ năm ngoái).

Vào tháng 10 năm 2020, Techcombank vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng thanh toán tốt nhất tại Việt Nam” do The Asian Banker trao tặng, nhờ thương hiệu cạnh tranh và khả năng xử lý lượng thanh toán lớn trong ngày. Mặc dù đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức, Ngân hàng vẫn nâng cao khả năng xử lý lên tới 13 triệu giao dịch một ngày, đồng thời thành công trong việc mở rộng giải pháp thanh toán kết nối từ máy chủ đến máy chủ cho một số khách hàng lớn để chuyển toàn bộ các giao dịch thanh toán (xuyên biên giới, nội địa, hải quan) sang kênh điện tử, giúp giảm thiểu thời gian giao dịch và chi phí vận hành. Techcombank cũng được FinanceAsia trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2020”. Khoản vay hợp vốn trị giá 500 triệu đô la Mỹ được The Asset trao giải “Khoản vay hợp vốn tốt nhất Việt Nam năm 2020”.

Trong tháng 12 năm 2020, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s vẫn duy trì xếp hạng tín nhiệm của Techcombank với đánh giá tín dụng cơ bản (BCA) ở mức Ba32, phản ánh chất lượng tài sản ổn định, khả năng sinh lời vững chắc và nền tảng vốn mạnh mẽ của Techcombank. Trong số 19 ngân hàng mà Moody’s đánh giá tại Việt Nam, Techcombank là ngân hàng duy nhất đạt mức xếp hạng BCA cao nhất và chỉ bị hạn chế bởi mức trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Những chỉ số tài chính nổi bật

Bảng cân đối (Tỷ đồng)

4Q19

1Q20

2Q20

3Q20

4Q20

QoQ

YoY

Tổng tài sản

383.699

391.808

395.861

401.462

439.603

+9,5%

+14,6%

Huy động từ khách hàng

231.297

235.099

249.857

252.572

277.459

+9,9%

+20,0%

Tăng trưởng tín dụng4 (YTD)

18,8%

2,9%

2,7%

8,3%

23,3%

+15,0 pct

+441 bps

Tỷ lệ CASA

34,5%

32,2%

34,4%

38,6%

46,1%

+757 bps

+12 pct

Tỷ lệ nợ xấu

1,3%

1,1%

0,9%

0,6%

0,5%

-13 bps

-87 bps

Chi phí tín dụng (Tính trên 12 tháng gần nhất)

0,5%

0,7%

0,8%

1,1%

1,1%

-3 bps

+58 bps

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu

94,8%

117,9%

108,6%

148,0%

171,0%

+23 pct

+76 pct

Vốn và thanh khoản

4Q19

1Q20

2Q20

3Q20

4Q20

QoQ

YoY

CAR theo Basel II

15,5%

16,6%

16,9%

16,7%

16,1%

-61 bps

61 bps

Tỷ lệ vốn cấp 1 theo Basel II

15,2%

16,3%

16,4%

16,3%

15,7%

-60 bps

54 bps

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn 5

38,4%

30,7%

25,5%

31,1%

33,9%

291 bps

-441 bps

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi theo NHNN 6

76,3%

76,8%

72,5%

71,9%

78,1%

619 bps

184 bps

Khả năng sinh lời (Tỷ đồng)

4Q19

4Q20

4Q20 vs. 4Q19

FY19

FY20

FY20 vs.FY19

 

Thu nhập từ lãi

3.904

5.494

+40,7%

14.258

18.751

+31,5%

 

Thu nhập ngoài lãi

2.723

2.268

-16,7%

6.810

8.291

+21,7%

 

Tổng thu nhập hoạt động

6.627

7.762

17,1%

21.068

27.042

+28,4%

 

Chi phí hoạt động

(2.337)

(2.307)

-1,3%

(7.313)

(8.631)

+18,0%

 

Lợi nhuận trước thuế

3.978

5.089

27,9%

12.838

15.800

+23,1%

 

Tỷ lệ NFI/TOI

20,6%

13,8%

-680 bps

15,4%

15,5%

+5 bps

 

Tỷ lệ CIR

35,3%

29,7%

-554 bps

34,7%

31,9%

-279 bps

 

Tỷ lệ ROA (Tính trên 12 tháng gần nhất)

2,9%

3,1%

+22 bps

2,9%

3,1%

+22 bps

 

Tỷ lệ ROE (Tính trên 12 tháng gần nhất)

17,8%

18,3%

+51 bps

17,8%

18,3%

+51 bps

 

NIM (Tính trên 12 tháng gần nhất)

4,2%

4,9%

+73 bps

4,2%

4,9%

+73 bps

 

Chi phí vốn

3,8%

2,8%

-100 bps

4,0%

3,4%

-60 bps

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top