Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024  

Nhà máy Bột - Giấy VNT19 sử dụng công nghệ tiên tiến

Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024 | 15:11

Nhà máy Bột - Giấy VNT19 đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ 1,4 triệu tấn dăm gỗ/năm và bằng khoảng 55% - 60% lượng gỗ dăm đang xuất khẩu qua cảng Dung Quất. Điều này góp phần giảm việc xuất thô dăm gỗ, gia tăng giá trị trồng rừng, sản xuất, tạo sự ổn định, ít phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nguyên liệu dăm thô khi giá dăm biến động.

Sáng nay (20/5), Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi tổ chức họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến việc thi công đối với tuyến ống xả thải nước thải sau xử lý của Nhà máy Bột - Giấy VNT19.

Họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến việc thi công đối với tuyến ống xả thải nước thải sau xử lý của Nhà máy Bột - Giấy VNT19.

Họp báo chuyên đề về các nội dung liên quan đến việc thi công đối với tuyến ống xả thải nước thải sau xử lý của Nhà máy Bột - Giấy VNT19.

Bà Trần Thị Hạ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, thông tin: Dự án đầu tư Nhà máy Bột – Giấy VNT19 (giai đoạn 1, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm) do Công ty Cổ phần Bột - Giấy VNT19 làm chủ đầu tư được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn với tổng diện tích khoảng 117ha. Dự án đã được Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2270/QÐ-BTNMT ngày 07/9/2015. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng công việc của Dự án đã thực hiện đạt khoảng 85%.

Bà Trần Thị Hạ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh thông tin về Dự án

Bà Trần Thị Hạ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi thông tin về Dự án

Công ty CP Bột - Giấy VNT19 được UBND tỉnh giao khu vực biển để xây dựng tuyến ống thoát nước đã qua xử lý của Dự án. Trên cơ sở quyết định giao khu vực biển, ngày 08/4/2024, Cảng vụ Hàng Hải Quảng Ngãi cũng đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-CVHHQNg về việc phê duyệt Phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình thi công công trình đường ống thoát nước đã qua xử lý từ Nhà máy ra biển.

Hồ sơ thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công hệ thống xử lý nước, tuyến ống xả nước đã qua xử lý của Dự án đã được Công ty cổ phần Tư vấn Công nghệ và Kiểm định Xây dựng Việt Nam thẩm tra và được Cục quản lý họat động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng thẩm định.

Hướng tuyến thoát nước đã qua xử lý của Dự án đuợc UBND tỉnh thống nhất tại Công vǎn số 752/UBND-CNXD ngày 19/02/20216. Hướng tuyến này phù hợp với hướng tuyến đã được Bộ TN&MT phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Nhà máy Bột - Giấy VNT19 sử dụng công nghệ tiên tiến

Đại diện Nhà máy cho biết: Sau khi được Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Công ty đã lựa chọn nhà thầu AQUAFLOW của Phần Lan (lớn nhất thế giới về xử lý nước thải) để thiết kế, thi công mới 100% hệ thống xử lý nước thải. Đây là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải trong ngành bột giấy, đã thiết kế phân xưởng xử lý nước thải cho gần 200 nhà máy sản xuất bột giấy trên toàn thế giới.

Đại diện Nhà máy Bột - Giấy  VNT19 thông tin về hệ thống xử lý nước thải của dự án

Đại diện Nhà máy Bột - Giấy  VNT19 thông tin về hệ thống xử lý nước thải của dự án

Hệ thống xử lý nước thải của dự án được thiết kế với công suất 50.000 m3/ngày đêm, qua các công đoạn như sau: Xử lý sơ cấp: gồm điều hòa phối trộn, sàng lọc, lắng, trung hòa, giải nhiệt; Xử lý sinh học: Vi sinh hiếu khí công nghệ MBP; Xử lý nâng cao: Xử lý hóa ly, lắng và tuyến nổi, xử lý bùn thải, hồ hoàn thiện sinh học; Hệ thống liên hồ sự cố, hồ chỉ thị sinh học. Các thông số nước sau khi được xử lý sẽ đạt và tốt hơn quy chuẩn cho phép của QCVN 12-MT:2015/BTNMT.

Ðây là công nghệ sản xuất tiên tiến, phổ biến của thế giới hiện nay giúp tiết kiệm hóa chất, giảm phát sinh nước thải; đồng thời, Công ty bổ sung thêm các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, phương án giám sát việc xả nước sau xử lý, cụ thể như: Nâng công suất của hồ sự cố từ 20.000m3 lên 50.000m3; bổ sung hồ sinh học với dung tích 25.000m3, tạo hệ thống liên hồ gồm: hồ sự cố và hồ sinh học với sức chứa 75.000 m3 ; Bổ sung hồ nuôi cá kiểm chứng (thả cá, sinh vật phù du, bọ nước, bèo, rong rêu là những động thực vật, thủy sinh vật chỉ thị rất nhạy cảm với môi trường để kiểm chứng nước đã qua xử lý truớc khi xả ra môi trường). Nước đã qua xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp tục được kiểm tra tự động và có camera giám sát tại hai điểm trước hồ sinh học và sau hồ nuôi cá. Kết quả kiểm tra và hình ảnh được truyền trực tiếp và liên tục về Sở TN&MT và Bộ TN&MT.

Nǎm 2020, Công ty đã phối hợp với Viện Hải Dương học và Viện Khoa học Tài nguyên nước thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xây dựng mô hình xả nước đã qua xử lý, đánh giá khả năng tiếp nhận và sức chịu tải của Vịnh Việt Thanh. Theo đó, Viện Hải Dương học nhận định Vịnh Việt Thanh có khả năng dung hòa các chất ô nhiễm sau khi được xử lý, chỉ số khả năng tiếp nhận và sức chịu tải Vịnh Việt Thanh trước và sau khi Nhà máy Bột – Giấy VNT19 hoạt động không biến động nhiều. Kết quả cũng cho thấy vị trí tiếp nhận xả nước đã qua xử lý càng xa bờ thì có lợi cho môi trường. Tuy nhiên vị trí cách bờ 1.195m là phù hợp nhất cho Nhà máy Bột - Giấy VNT19 cũng phù hợp với Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2270/QÐ-BTNMT ngày 07/9/2015 (vị trí cách bờ biển từ 500m đến 1.500m).

Nǎm 2022, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tư vấn, phản biện về hệ thống xử lý nước thải đã qua xử lý, đường ống xả nước thải đã qua xử lý của Dự án với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và người dân khu vực triển khai Dự án.

Theo đó, các chuyên gia và các nhà khoa học đã đánh giá Dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các hạng mục trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TN&MT phê duyệt; với kỹ thuật và công nghệ được sử dụng và theo cam kết của chủ đầu tư, cùng với sự giám sát của cơ quan chức năng cũng như người dân thì phương án xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy ra Vịnh Việt Thanh là khả thi.

Hiện nay, Dự án đang trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị nên chưa có hoạt động xả nước đã qua xử lý ra môi trường. Theo Quyết định số 1408/QĐ-BTNMT ngày 30/5/2023 của Bộ TN&MT, Dự án Nhà máy Bột – Giấy VNT19 là một trong 03 nhà máy thuộc diện giám sát về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Tổ giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức kiểm tra ít nhất 02 đợt/nǎm.

Theo hồ sơ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Công ty CP  Bột – Giấy VNT19, ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học (do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức); mô hình đánh giá sức chịu tải (do Viện Hải Dương học và Viện Khoa học Tài nguyên nước nghiên cứu), nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ TN&MT phê duyệt và các quy định của pháp luật hiện nay cho thấy: Công nghệ xử lý nước thải của Dự án là tiên tiến, phổ biến, được các nhà máy bột – giấy trên thế giới sử dụng và xả nước thải đã qua xử lý ra môi trường nước biển.

Công ty CP Bột – Giấy VNT19 cam kết: Thiết kế và lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý mùi bổ sung tại vị trí bể trộn tiếp nhận; Đầu tư nâng cấp phân xưởng xử lý nước đã qua xử lý theo lộ trình để tiến tới đạt tiêu chuẩn cột A; Phối hợp với chính quyền và cơ quan quản lý địa phương tổ chức cho người dân giám sát hoạt động xử lý nước thải và xả nước đã qua xử lý của Nhà máy; Bảo đảm hoạt động xả nước đã qua xử lý của Nhà máy không ảnh hưởng đến khu vực bãi tắm vùng đánh bắt hải sản của người dân; Dừng hoạt động, chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khôi phục hiện trạng nếu để xảy ra sự cố môi trường; Đảm bảo an sinh xã hội, bố trí việc làm phù hợp, hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người dân địa phương; Phát triển vùng nguyên liệu bền vững, góp phần giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, gia tăng giá trị kinh tế cho Tỉnh Quảng Ngãi.

Hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19

Nhà máy Bột - Giấy VNT19 đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ 1,4 triệu tấn dăm gỗ/năm và bằng khoảng 55% - 60% lượng gỗ dăm đang xuất khẩu qua cảng Dung Quất. Điều này góp phần giảm việc xuất thô dăm gỗ, gia tăng giá trị trồng rừng, sản xuất, tạo sự ổn định, ít phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nguyên liệu dăm thô khi giá dăm biến động. Đặc biệt, người dân trồng keo tại địa phương sẽ có đầu ra ổn định, giá bán sẽ cao hơn do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn.

Cùng với đó, Nhà máy sẽ góp phần giảm nhập khẩu bột giấy, giảm giá thành nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng sản xuất trong nước. Nhà máy góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là ngành công nghiệp khai thác, chế biến dăm gỗ, chuyển đổi lao động nông nghiệp sang công nghiệp, đảm bảo và gia tăng thu nhập của người dân ổn định không bị ảnh hưởng với thiên tai, mất mùa.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động Nhà máy sẽ thu hút từ 800 - 1.000 người tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra tạo việc làm, dịch vụ gián tiếp cho hàng ngàn lao động khác. Nhà máy sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của khoảng 1.000 lao động chủ yếu là người địa phương. Dự tính, tổng giá trị các loại thuế, phí Nhà máy đóng góp vào ngân sách địa phương từ 800 - 1.000 tỷ đồng/năm.

 

PV

Xem thêm

1 2[3]Trang cuối
Top