Theo đó, quy định mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/7/2024, đây là tin vui cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối mì ăn liền, khi EU là thị trường lớn, tiềm năng với 450 triệu dân.
Văn phòng SPS Việt Nam vừa nhận thông báo từ Ban thư ký Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về việc Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6/2024 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thị trường EU.
Theo đó, do doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt các quy định của EU đối với các sản phẩm mì ăn liền (có chứa gói gia vị hoặc nước sốt), phía bạn đã đưa sản phẩm này ra khỏi danh sách tại Phụ lục I, tức là sẽ không còn chịu tần suất kiểm tra tại cửa khẩu.
Sau 2 năm rưỡi bị EU tăng tần suất kiểm tra, mì ăn liền Việt Nam đã được đưa khỏi diện kiểm soát.
Trước đó, sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam bị tăng tần suất kiểm tra biên giới từ tháng 12/2021 do chứa Ethylene oxide (EO).
Đối với quả thanh long của Việt Nam, do còn có một số lô hàng vi phạm Quy định (EU) 2019/1793, nên EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới là 30% và kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng. Đối với quả ớt, do còn có một số lô hàng vi phạm, EU áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới là 50% và kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng (chuyển từ Phụ lục I sang Phụ lục II).
Đối với đậu bắp, do còn 2 lô hàng bị vi phạm, EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới là 50% và kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng. Đối với sản phẩm sầu riêng, EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới là 10%.
Các quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2/7/2024.
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm là một bước tiến quan trọng, giúp mì ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU và các thị trường trên thế giới.
"Đây là sự nỗ lực của Văn phòng SPS Việt Nam, các cơ quan chuyên môn của Bộ Công thương, Thương vụ Việt Nam và Tham tán thương mại Việt Nam tại EU, đặc biệt là sự tuân thủ các quy định EU của doanh nghiệp trong ngành hàng mì ăn liền", Phó giám đốc Ngô Xuân Nam chia sẻ.
Theo ông Nam, trong thông báo này có tin vui là sản phẩm mì ăn liền (có chứa gói gia vị hoặc nước xốt) của Việt Nam là sản phẩm bị tăng tần suất kiểm tra biên giới từ tháng 12-2021 do chứa etylen oxyde (EO).
"Kết quả kiểm soát và việc tuân thủ tốt các quy định của EU đối với các sản phẩm mì ăn liền, phía EU đã đưa sản phẩm mì ăn liền ra khỏi danh sách tại Phụ lục I, tức là sẽ không còn chịu tần suất kiểm tra tại cửa khẩu khi nhập khẩu vào EU" - ông Nam thông tin.
Với những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, ông Nam đề nghị doanh nghiệp, ngành hàng, người dân và các cơ quan quản lý, chuyên môn tăng cường hơn nữa việc tuân thủ quy định của EU, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV khi mà nhiều mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của EU ở mức rất thấp.
Các sản phẩm nông sản, thực phẩm muốn nhập khẩu vào EU phải đảm tuân thủ các quy định của thị trường EU như quy định về đăng ký danh sách doanh nghiệp, quy định về mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, quy định về mức dư lượng kháng sinh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.