Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 9 năm 2022 | 21:44

Gạo Việt Nam dần chinh phục các hệ thống bán lẻ lớn tại Pháp

Những sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu “Cơm Việt Nam” đã lần đầu tiên được giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng Pháp từ ngày 2/9 trên những kệ hàng tại một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Pháp là Leclerc.

Gần 1.000 tấn gạo mang thương hiệu Việt Nam do Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu đã chính thức được bày bán trên các kệ hàng tại siêu thị Leclerc nằm ở thành phố Viry Chatillon - ngoại ô phía Nam thủ đô Paris.

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn của sản phẩm gạo Việt Nam trong việc xâm nhập vào các hệ thống bán lẻ lớn nhất tại thị trường Pháp và châu Âu bởi khác với các lần trước, đây là lần đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp đưa được hàng vào hệ thống bán lẻ lớn tại Pháp, thông qua sự trợ giúp và kết nối của Thương vụ Việt Nam tại Pháp, chứ không phải bán các sản phẩm thông qua các nhà nhập khẩu tại địa bàn.

 

gao.jpg

Giới thiệu các sản phẩm khác của Việt Nam.

 

Theo ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, để có thể trực tiếp đưa được các sản phẩm Việt Nam vào các kệ hàng của Leclerc, tập đoàn phải có sự chuẩn bị kỹ càng và công phu. Quá trình xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch cho tới thương thảo hợp đồng và chính thức lên kệ tại Pháp kéo dài gần 2 năm, với sự đồng hành của Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp.

Hai năm trước, gạo Việt Nam đã từng bước xâm nhập vào thị trường châu Âu và thị trường Pháp sau khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định tự do thương mại châu Âu (EVFTA) nhưng công việc của các nhà sản xuất Việt Nam đã phải bắt đầu từ trước đó 5 năm, từ việc quy hoạch vùng trồng gạo đặc biệt xuất khẩu sang châu Âu, chú trọng đến loại gạo thơm, tại đồng bằng sông Cửu Long, huấn luyện bà con nông dân tuân thủ quy trình và phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn mà phía châu Âu yêu cầu. Ngoài ra, ông Nguyễn Duy Thuận cũng cho rằng, để có thể cạnh tranh được với rất nhiều sản phẩm gạo của các nước đang có mặt tại thị trường châu Âu, các công ty Việt Nam cũng đã nghiên cứu kỹ thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.

“Hiện nay, ở thị trường châu Âu, gạo Việt Nam là loại gạo mới nên chúng tôi đưa ra 2 loại là thơm và dẻo. Đây là loại gạo hơi đặc biệt so với thị hiếu hiện nay tại thị trường châu Âu, tuy nhiên, đến thời điểm này, hàng năm Lộc Trời đã trực tiếp và gián tiếp xuất khẩu hơn 80.000 tấn vào thị trường châu Âu. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được trực tiếp lên kệ trong siêu thị, đảm bảo tốt nhất những tiêu chuẩn mà thị trường châu Âu yêu cầu. Hiện nay, đơn hàng mới từ các siêu thị tại châu Âu, nhất là tại Pháp, đã lên tới trên 40.000 tấn nên chúng tôi hiện không thể cung cấp được cho tới khi chuẩn hoá lại vùng trồng lúa tại Việt Nam, huấn luyện lại bà con nông dân và khi đó tổng lượng xuất khẩu có thể lên tới 200.000 tấn. Hiện thị trường châu Âu có 3 tiềm năng lớn, thứ nhất là gạo thơm, thứ hai là gạo dành cho sushi và thứ ba và sản phẩm non-gluten. Đây là 3 phân khúc lớn nhất mà châu Âu đang đặt hàng và đã đưa công thức về cho Lộc Trời và chúng tôi đã bắt đầu sản xuất", ông Nguyễn Duy Thuận thông tin chi tiết.

Về phía nhà bán lẻ tại Pháp, ông Thierry Jodet, Tổng Giám đốc siêu thị Leclerc tại thành phố Viry Chatillon đánh giá, việc các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm của Việt Nam, đặc biệt là gạo, ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các hệ thống bán lẻ tại Pháp là một xu hướng ngày càng rõ ràng bởi người tiêu dùng Pháp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm từ châu Á và Việt Nam luôn được đánh giá là một quốc gia có các sản phẩm đa dạng và chất lượng.

“Trước đây, thông qua các nhà cung cấp, chúng tôi đã được dùng thử sản phẩm gạo của Việt Nam và chúng tôi đã được thuyết phục bởi chất lượng và gu của sản phẩm. Vì thế, năm nay Leclerc đã quyết định nhập gạo của Việt Nam, một sản phẩm mà theo tôi là có chất lượng rất tốt, giá cũng cạnh tranh và đang bắt đầu chinh phục người tiêu dùng Pháp. Đối với hệ thống bán lẻ của Leclerc, điều rất quan trọng là phải đa dạng hoá các sản phẩm châu Á, do đó, năm nay, chúng tôi tập trung nhiều vào các sản phẩm Việt Nam. Trong các khách hàng của Leclerc, không chỉ có người tiêu dùng Pháp mà còn có người tiêu dùng nhiều nước khác ở châu Phi, Nam Á… cũng quan tâm đến sản phẩm gạo và chúng ta sẽ nhanh chóng biết được các khách hàng của Leclerc đón nhận sản phẩm gạo của Việt Nam ra sao”, ông Thierry Jodet cho biết.

Với gần 600 đại siêu thị và hàng trăm các siêu thị nhỏ trên toàn lãnh thổ Pháp,  Leclerc là một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất nước Pháp và châu Âu, vì thế, việc các sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam được các công ty trong nước mang trực tiếp lên các quầy hàng của các hệ thống bán lẻ này là một bước tiến lớn, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của khuôn khổ hợp tác 3 bên giữa Thương vụ Việt Nam tại Pháp, nhà nhập khẩu và nhà phân phối bán lẻ.

Gạo là mặt hàng mũi nhọn được triển khai trong chương trình thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia các mạng phân phối nước ngoài của Bộ Công Thương. Theo số liệu hải quan, trong năm 2021 Việt Nam xuất khẩu hơn 17.000 tấn gạo sang Pháp, đạt 13 triệu USD (tăng 7% về giá trị, giảm 7% về số lượng so với năm 2020), chiếm 2,9% tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của Pháp.

Những tháng đầu năm 2022, gạo Việt Nam cũng tiếp tục thâm nhập mạnh vào thị trường châu Âu nói riêng và nước Pháp nói chung, khi chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu trên 30.000 tấn gạo sang EU, đạt kim ngạch 23 triệu USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021./.

 

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng phối hợp với báo chí để tuyên truyền hiệu quả hơn

    Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng phối hợp với báo chí để tuyên truyền hiệu quả hơn

    Trò chuyện với phóng viên, ông Huỳnh Vạn Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn thành phố Đà Nẵng, cho biết: Trong giai đoạn 2021-2025, Hội Làm vườn thành phố xác định phương châm hoạt động là “Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Làm vườn theo mô hình nông nghiệp đô thị”.

  • Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Ban biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, ngân hàng... đã đến trụ sở Tạp chí Kinh tế nông thôn tại Hà Nội, văn phòng đại diện của Tạp chí tại các địa phương hoặc gửi điện, lẵng hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).

  • Kinh tế nông thôn: Tăng cường liên kết, đẩy mạnh hợp tác và không ngừng đổi mới

    Kinh tế nông thôn: Tăng cường liên kết, đẩy mạnh hợp tác và không ngừng đổi mới

    Trong những năm qua, Kinh tế nông thôn đã không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền theo hướng chuyên sâu, hình thức đẹp, nội dung sâu sắc, đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn nhưng văn phong giản dị, dễ hiểu, gần gũi với hội viên và nông dân.

  • Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Báo chí với công tác giảm nghèo bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị

    Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Để hoàn thành mục tiêu, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, báo chí đã có đóng góp không nhỏ, nhất là với nhiệm vụ và vai trò của mình, làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

  • Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Báo chí góp phần xây dựng thành công NTM ở Quảng Trị

    Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực, báo chí đã góp phần không nhỏ vào công cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Quảng Trị.

  • Tự hào là nhà báo của nhà nông

    Tự hào là nhà báo của nhà nông

    “Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu”, và yêu những người nông dân bao nhiêu, tôi càng yêu nghề báo bấy nhiêu.

Top