Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2024 | 23:12

Mỗi ngư dân, mỗi con tàu ra khơi là một "cột mốc sống trên biển"

Đó là tâm tư của ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chia sẻ với ngư dân huyện Quảng Xương và thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) bị thiệt hại về người và tài sản trong cơn bão số 3.

Chiều 23/9, đoàn công tác của Cục Thủy sản do đồng chí Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên 5 gia đình thân nhân bị tử nạn và các gia đình bị chìm tàu do bão số 3 gây ra tại thị xã Nghi Sơn và huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), nhằm động viên, chia sẻ với thân nhân của gia đình bị tử nạn cũng như các gia đình bị thiệt hại tài sản do bão gây ra.

Đoàn công tác Cục Thủy sản, do ông Trần Đình Luân- Cục trưởng Cục Thủy sản làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình ông Nguyễn Văn Thân, Tổ dân phố Thượng Hải, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn bị chìm sau do cơn bão số 3.

Đoàn công tác Cục Thủy sản đến thăm hỏi, động viên gia đình ông Nguyễn Văn Thân, Tổ dân phố Thượng Hải, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn bị chìm tàu trong cơn bão số 3.

Được đoàn đến thăm và động viên, trong niềm xúc động, ông Nguyễn Văn Thân (Tổ dân phố Thượng Hải, phường Hải Thanh) bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc Cục Thủy sản đã quan tâm, chia sẻ, động viên gia đình tiếp tục vươn khơi bám biển.

Theo ông Thân, con tàu là cả tài sản của gia đình ông đã vay mượn, cầm cố để có con tàu kiếm kế sinh nhai, nhưng cơn bão số 3 đã nhấn chìm, hiện tại cuộc sống gia đình ông rất khó khăn.  

“Mong Nhà nước có những chính sách mở để giúp gia đình gặp nạn của chúng tôi có tàu kiếm kế sinh nhai, bởi đã quen với cuộc sống vươn khơi bám biển bao đời nay, nên giờ không biết đi về đâu”, ông Thân chia sẻ.

Ông Trần Đình Luân- Cục trưởng Cục Thủy thăm hỏi và động viên các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản do bão số 3.

Ông Trần Đình Luân (đứng trái) - Cục trưởng Cục Thủy cùng đoàn thăm hỏi và động viên các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản do bão số 3.

Tại xã Quảng Nham, ông Hồ Văn Hương cũng chung niềm xúc động cho biết, con tàu TH-91180-TS của gia đình được đóng theo Nghị định 67, hiện nay vẫn còn đang nợ nần rất nhiều. Trong khi đó, bão đã làm hư hỏng con tàu khi đang cập bến trú bão tại bến Do, thôn Cẩm Thuỷ, phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Con tàu của gia đình đang bị va đạp hư hỏng, nhưng được đoàn cứu hộ ứng cứu kịp thời nên không bị chìm. Hiện gia đình rất khó khăn, mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ sữa chữa để gia đình ổn định cuộc sống.

Đoàn công tác cũng đã đến thắp hương và động viên thân nhân gia đình nạn nhân bị tử nạn Nguyễn Văn Bốn tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương

Đoàn công tác cũng đã đến thắp hương và động viên thân nhân gia đình nạn nhân bị tử nạn Nguyễn Văn Bốn tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương

Đoàn công tác đến thắp hương và động viên thân nhân gia đình nạn nhân bị tử nạn Nguyễn Văn Bốn tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương

Sau khi trao quà thăm hỏi động viên các gia đình, đoàn công tác đến thắp hương và động viên thân nhân gia đình nạn nhân bị tử nạn Nguyễn Văn Bốn tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương. Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Thủy sản hướng dẫn gia đình xin xác nhận tàu bị tai nạn để nhận hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa.

Ông Trần Đình Luân cho biết: Thời gian tới, Nhà nước sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân khôi phục sản xuất, vươn khơi bám biển. Mỗi ngư dân, mỗi con tàu ra khơi là một "cột mốc sống trên biển", góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

ông Luân động viên gia đình thân nhân tử sạn sớm vượt qua nỗi đau.

Ông Luân động viên gia đình thân nhân tử sạn sớm vượt qua nỗi đau.

Đồng thời, lãnh đạo Cục Thủy sản cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương cần bám sát hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động chủ tàu và ngư dân lao động trên các tàu cá chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản trên biển.

Được biết, sau cơn bão số 3, theo đánh giá của ngành nông nghiệp thiệt hại rất lớn khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó có lĩnh vực thủy sản. Bên cạnh thiệt hại về nuôi trồng thủy sản, có những hộ dân bị thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

Trong đó, Thanh Hóa 1 người bị tử nạn, 5 tàu bị chìm và hư hỏng, cụ thể:

Tàu cá mang số hiệu TH - 92255 - TS của chủ tàu Vũ Văn Phú ở thôn Hải, xã Quảng Nham chìm tại địa chỉ bến Do, thôn Cẩm Thuỷ, phường Quang Hanh. Thời điểm tàu đứt dây neo bị nhấn chìm trên tàu có 2 thuyền viên là Vũ Văn Cường ở xã Quảng Nham và Nguyễn Văn Bốn ở xã Quảng Thạch. Tuy nhiên, vào thời điểm tàu chìm, anh Cường đã được tàu neo đậu bên cạnh cứu sống, còn anh Bốn bị mất tích chưa tìm thấy.

Tàu cá mang số hiệu TH - 91180 - TS của chủ tàu Hồ văn Hương ở thôn Tiến, xã Quảng Nham bị chìm tại địa chỉ bến Do, thôn Cẩm Thuỷ, phường Quang Hanh. Thời điểm tàu bị chìm có 2 thuyền viên nhưng đều được các thuyền khác cứu an toàn.

Tàu cá TH - 92379 - TS của chủ tàu Trần Văn Nhân ở thôn Trung, xã Quảng Nham bị chìm tại địa chỉ bến Do, thôn Cẩm Thuỷ, phường Quang Hanh.

Tàu cá TH - 90149 - TS của chủ tàu Hoàng Văn Hải ở thôn Trung, xã Quảng Nham đã bị chìm tại địa chỉ bến Do, thôn Cẩm Thuỷ, phường Quang Hanh.

Tàu cá của ông Nguyễn Văn Thân, Tổ dân phố Thượng Hải, phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn bị chìm tại tỉnh Quãng Ninh.

 

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
Top