Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2022 | 21:56

Nông dân Thái Lan lo cạnh tranh 'sốt vó' với sầu riêng tươi Việt Nam

Một người trồng sầu riêng Thái Lan tin rằng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sẽ giảm xuống do Việt Nam nằm gần Trung Quốc hơn và có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn.

Ngày 20/11 báo South China Morning Post đăng bài cho biết nông dân Thái Lan đang lo lắng sau khi Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trong khối ASEAN, sau Thái Lan, được xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.

Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, nhưng giờ tình hình đã thay đổi - Ảnh: SCMP/SHUTTERSTOCK

Bà Busaba Nakpipat, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan, nhớ lại ngày bà trở nên lo lắng hơn về sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Thái Lan và Việt Nam. Đó là hôm 19/9, khi lô sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

"Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, trong khi Việt Nam từng xuất khẩu sầu riêng đã chế biến. Nhưng bây giờ Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của chúng tôi và điều đó làm tôi lo lắng" - bà Busaba nói.

Bà Busaba đã trồng sầu riêng hơn 30 năm và có thời điểm xuất khẩu sang Trung Quốc trước khi chuyển sang phục vụ thị trường nội địa. 

Bà cho rằng với việc Việt Nam ở gần Trung Quốc hơn và có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn, Thái Lan có thể sẽ bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Bà Busaba đã đến thăm Việt Nam hồi tháng 9 và chứng kiến ​​nhiều vườn sầu riêng mà theo bà là đang mở rộng với tốc độ vượt xa ước tính của bà.

"Việt Nam không trồng nhiều sầu riêng như Thái Lan nhưng họ không ngừng cải thiện. Còn rất nhiều dư địa cho ngành sầu riêng ở Việt Nam phát triển, trong khi ở Thái Lan thì mọi người đang cạnh tranh với nhau" - bà nói.

Thái Lan, nhà sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu "vua của các loại trái cây" này sang Trung Quốc mà gần như không có đối thủ kể từ đầu những năm 2000. 

Năm 2021 xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc tăng kỷ lục 68% với việc cung cấp hơn 875.000 tấn trái cây.

Nhưng những năm gần đây, Việt Nam và các nước xuất khẩu sầu riêng khác ở Đông Nam Á đã tham gia các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Và Việt Nam đang nhanh chóng trở thành đối tác lớn của Trung Quốc về trái cây nhờ vị trí gần Trung Quốc và mạng lưới kho vận.

Chuyên gia nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives nhận định nông dân trồng sầu riêng Việt Nam có lợi thế hơn vì có thể hái sầu riêng để xuất khẩu muộn hơn so với ở Thái Lan, do việc vận chuyển sầu riêng từ Việt Nam sang Trung Quốc tốn ít thời gian hơn.

Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Thái Lan Wootichai Kunjet phân tích: "Mùa thu hoạch sầu riêng của Việt Nam là từ tháng 6 đến tháng 11, cũng giống như mùa thu hoạch sầu riêng ở miền nam Thái Lan.

Thông thường sầu riêng từ miền nam Thái Lan chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu sau khi hết vụ sầu riêng ở miền đông Thái Lan. 

Tuy nhiên, hiện nay, sản xuất sầu riêng từ ​​miền nam Thái Lan phải đối mặt với sự cạnh tranh không chỉ từ các vùng khác của Thái Lan mà còn cả Việt Nam".

Theo tuoitre.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top