Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 11 năm 2022 | 14:22

Nông nghiệp là nền tảng của mối quan hệ đối tác Việt Nam - New Zealand

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam vừa qua, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh, sự kiện kết nối nông nghiệp hai nước Việt Nam - New Zealand đánh dấu một cột mốc lịch sử của mối quan hệ hiệu quả và cùng có lợi.

Nền nông nghiệp tỷ đô

Dù chỉ có diện tích và dân số tương đối khiêm tốn, New Zealand là quốc gia phát triển vượt trội về mặt nông nghiệp với nền nông nghiệp trị giá hàng tỷ đô, đặc biệt từ nguồn sản phẩm xuất khẩu – khiến đất nước này được mệnh danh là cường quốc xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Nông nghiệp là lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất trong nền thương mại New Zealand, được định giá 46,4 tỷ đô New Zealand  trong 12 tháng (tháng 7/2018 đến tháng 6/2019), lượng giá trị này tương đương 79,6% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của toàn bộ đất nước.

Trong 12 tháng (từ tháng 10/2019 đến tháng 9/2020), nền nông nghiệp đã trực tiếp tạo ra 12,653 tỷ đô New Zealand (khoảng 5,1%) giá trị GDP toàn bộ nền kinh tế New Zealand, tạo ra việc làm cho 143.000 người, tương đương 5,9% lực lượng lao động đất nước này.

Một trang trại chăn nuôi cừu ở New Zealand.

Cherry, bơ, kiwi, táo và rượu là những sản phẩm nông nghiệp nổi bật góp 9.5% tăng trưởng xuất khẩu của đất nước này; tương ứng với doanh hơn 4 tỷ đô New Zealand.

New Zealand được đánh giá là quốc gia phát triển duy nhất có thể hội nhập quốc tế toàn phần nền nông nghiệp mà không cần sử dụng trợ cấp kinh tế cũng như các biện pháp giảm thuế hay trợ giá từ chính phủ. Các biện pháp hỗ trợ nền nông nghiệp từ chính phủ đã được hủy bỏ hoàn toàn từ những năm 1980 sau đợt cải cách chính sách của Chính phủ.

Nông dân sẽ phải trả tiền khí thải trong chăn nuôi

Ngày 8/6/2022, New Zealand công bố dự thảo định giá khí thải nông nghiệp nhằm giải quyết một trong những nguồn khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất của nước này là ngành chăn nuôi bò và cừu.

Bộ Môi trường cho biết, đề xuất trên sẽ khiến New Zealand, nhà xuất khẩu nông sản lớn của thế giới, trở thành quốc gia đầu tiên buộc nông dân phải trả tiền cho lượng khí thải từ hoạt động chăn nuôi.

New Zealand chỉ có 5 triệu dân nhưng sở hữu tới 10 triệu con bò và 26 triệu con cừu. Gần một nửa tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động chăn nuôi, chủ yếu là khí methane, nhưng từ xưa tới nay, khí thải nông nghiệp không nằm trong danh mục cơ chế mua bán quyền khí thải của nước này. 

Theo kế hoạch dự thảo trên, người nông dân sẽ phải trả tiền cho lượng khí thải từ năm 2025. Các loại khí từ nông trại sẽ được định giá khác nhau tùy theo thời gian tồn tại của khí đó, thông qua một phương pháp duy nhất để tính tổng lượng khí thải.

Kế hoạch cũng bao gồm các khích lệ cho những nông dân giảm khí thải thông qua sử dụng chất phụ gia thực phẩm trong chế độ ăn cho vật nuôi để giảm lượng khí methane thải ra, trong khi việc trồng cây trong trang trại cũng có thể được coi như một cách giảm khí thải. Tiền thu từ cơ chế mới sẽ được đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và các dịch vụ tư vấn cho người nông dân.

Đối tác chiến lược trong nông nghiệp

Trong chuyến thăm Việt Nam, dự và phát biểu tại Hội nghị, triển lãm Kết nối nông nghiệp Việt Nam - New Zealand với chủ đề “Đối tác chiến lược trong nông nghiệp”, Thủ tướng Jacinda Ardern nhấn mạnh, nông nghiệp không chỉ là lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế hai nước, mà còn là một phần bản sắc văn hóa hai nước. Ở New Zealand, người nông dân là nhân tố then chốt của nền kinh tế.

Thủ tướng Jacinda Ardern khẳng định, nông nghiệp là nền tảng của mối quan hệ hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây hơn 45 năm. New Zealand và Việt Nam là đối tác “trời sinh” trong lĩnh vực nông nghiệp.

“Với cam kết chung về thương mại tự do, cùng uy tín trong việc sản xuất và xuất khẩu lương thực, cả hai quốc gia tự hào là nhà cung cấp lương thực cho toàn thế giới”, Thủ tướng Jacinda Ardern bày tỏ.

Thủ tướng Jacinda Ardern lưu ý, những thách thức hiện nay đặt ra cho hệ thống lương thực của hai nước và an ninh lương thực toàn cầu là vô cùng to lớn. Từ biến đổi khí hậu, đến đại dịch và xung đột quốc tế, nhu cầu hợp tác giữa các nước xuất khẩu lương thực chưa bao giờ cấp thiết hơn thế. Quan hệ Đối tác Chiến lược được Việt Nam - New Zealand ký kết năm 2020 là nền tảng vững chắc để hai nước cùng nhau đối mặt với những thách thức này và cùng hưởng lợi.

Nhấn mạnh Việt Nam - New Zealand đều sở hữu hệ thống sản xuất lương thực  hiệu quả, Thủ tướng Jacinda Ardern cho rằng, đây tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm của cả hai nước và là lĩnh vực mà hai quốc gia sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại và hợp tác. Một ví dụ tiêu biểu là sự hỗ trợ của New Zealand để thương mại hóa các giống cây ăn quả mới, trong đó có Dự án phát triển giống cây thanh long.

Thủ tướng Jacinda Ardern đánh giá cao sự hợp tác của hai quốc gia trong việc áp dụng hiệu quả các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, vốn rất quan trọng đối với hệ thống lương thực bền vững toàn cầu, cũng như sự hợp tác phát triển, tăng sức chống chịu và tính bền vững cho người nông dân, cộng đồng nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, hợp tác về nông nghiệp là một trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - New Zealand. Việt Nam đánh giá cao sự quan tâm của New Zealand giành cho ngành nông nghiệp, tập trung vào chuyển giao kiến thức và công nghệ ở các lĩnh vực: phát triển thị trường nông sản, giống cây trồng chất lượng cao, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn đập và vận hành hồ chứa, an toàn thực phẩm, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi...

Chanh, bưởi của Việt Nam chính thức sang New Zealand

Thủ tướng Jacinda Ardern cùng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu kiêm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp New Zealand Damien O’Connor đã chứng kiến lễ ký kết triển khai Kế hoạch xuất khẩu chanh xanh, bưởi Việt Nam sang New Zealand; Biên bản ghi nhớ Thỏa thuận ưu tiên hợp tác giữa Công ty Sữa TH True Milk và Công ty Sản xuất sữa Waikato (New Zealand).

Bưởi và chanh là loại trái cây có khả năng xuất khẩu thứ 4 và thứ 5 của Việt Nam sang New Zealand sau xoài, thanh long và chôm chôm.

Trong Kế hoạch hành động Đối tác Chiến lược New Zealand - Việt Nam, cả hai nước nhất trí khuyến khích tăng trưởng hơn nữa trong thương mại hai chiều và việc ký kết Kế hoạch xuất khẩu canh xanh, bưởi của Việt Nam là một bước tiến quan trọng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thời gian qua, Bộ nhận được sự hỗ trợ của New Zealand trong đào tạo nâng cao năng lực tiếng Anh và quản lý cho khoảng 80 cán bộ lãnh đạo, công chức; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo), với 500 suất học bổng sau đại học, ưu tiên cho các lĩnh vực: nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai và an toàn thực phẩm.

Kim ngạch thương mại nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt gần 550 triệu USD, chiếm tỷ trọng 41% tổng kim ngạch thương mại song phương. Hai bên đã ký Thỏa thuận về tạo thuận lợi cho thông quan sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thông qua việc sử dụng chứng nhận điện tử, vào tháng 7/2020.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam - New Zealand sẽ hợp tác xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy kết nối giữa hai nước và với thị trường toàn cầu.

Với thông điệp “đồng hành, kiến tạo phát triển” và “tiềm năng của chúng tôi-cơ hội của bạn”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp New Zealand đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững và gắn bó mật thiết, dài lâu.

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top