Theo ước tính của Liên hợp quốc, Lục địa Đen đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, hơn 20% dân số châu Phi, tương đương 278 triệu người, đối mặt với nạn đói.
Các đối tác phát triển cam kết tài trợ 30 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực tại châu Phi trong 5 năm tới. Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina đưa ra thông tin này tại phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Lương thực châu Phi ngày 27/1.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia ngày 15/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hội nghị diễn ra trong 3 ngày tại thủ đô Dakar của Senegal với sự tham dự của các nhà lãnh đạo châu Phi, đại diện các ngân hàng phát triển và đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
Sự kiện do AfDB và Senegal đồng tổ chức nhằm huy động tài trợ và kêu gọi các cam kết chính trị.
Chủ đề chính của hội nghị nhấn mạnh các nước châu Phi cần tăng cường năng lực sản xuất lương thực, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu khiến họ dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng giá và thiếu hàng hóa.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, Lục địa Đen đang đối mặt với cuộc khủng khoảng lương thực nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Hơn 20% dân số châu Phi, tương đương 278 triệu người, đối mặt với nạn đói.
Giới chuyên gia cho rằng những yếu tố gây ra tình trạng mất an ninh lương thực là nợ công tăng cao từ đại dịch COVID-19, cùng với xung đột Nga-Ukraine đẩy giá nhiên liệu, ngũ cốc và dầu ăn leo thang, bên cạnh những nguyên nhân lâu nay như biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị và xung đột./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.