Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2023 | 20:0

TT- Huế phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần giảm nghèo bền vững

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở TT- Huế. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9,84%.

UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1.719, góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở Thừa Thiên- Huế.

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở TT- Huế.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, được triển khai tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Trong đó ưu tiên tập trung vào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, II, I có thôn bản thuộc vùng đồn DTTS&MN; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và các trường THCS dân tộc nội trú huyện A Lưới và huyện Nam Đông có con em là người dân tộc thiểu số đang theo học; có 24 xã thuộc 4 huyện tại Quyết định 861/QĐ-TTg được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.

Với sự chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế trong công tác dân tộc, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các địa phương vùng đồng bào DTTS&MN về Chương trình có bước chuyển biến tích cực. Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản hoàn thành nội dung chương trình công tác; tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác tham mưu; bám sát tình hình địa phương cơ sở để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và báo cáo kiến nghị, tham mưu giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên- Huế, sau 3 năm thực hiện, Chương trình  góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9,84%. Riêng huyện A Lưới giảm 12,08% (giảm từ 52,79% xuống còn 40,71%). Đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh phục vụ việc đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa; 2 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình hệ thống nước sạch, nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non; kênh mương, đập thủy lợi…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Thanh Bình đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện Chương trình MTQG 1.719 tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Thanh Bình đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện Chương trình tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị lãnh đạo các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mang tính nền tảng, đặc thù để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Các cơ quan chủ quản các dự án, tiểu dự án của chương trình đề cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phân công phân nhiệm rõ ràng, tăng cường nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chương trình này tại các địa phương.

Ông Bình cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh phân bổ, cân đối nguồn vốn phân bổ giữa các nội dung thành phần, các địa phương theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng giải ngân của từng sở, ngành, địa phương. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình. Phát huy hiệu quả vai trò cộng đồng/người dân, tập trung vào các nội dung giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, tăng cường nắm bắt tình hình triển khai thực hiện của các địa phương để đề xuất, tham mưu hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trung ương và các địa phương nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
Top