Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 9 năm 2024 | 13:15

Thỏa thuận tiếp cận thị trường nông sản hai chiều Australia-Việt Nam

Australia khẳng định Việt Nam là thị trường đa dạng hóa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Australia và là trọng tâm trong chương trình “Đầu tư: Chiến lược Đông Nam Á của Australia đến năm 2040.”

Quả chanh leo chín đỏ được thu hoạch tại nương của một hợp tác xã ở Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Australia đã đạt được bước tiến nữa cho ngành trồng trọt của nước này khi Canberra thông báo đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu quả mận sang Việt Nam trong thời gian tới, ngoài các hoạt động xuất khẩu quả đào và xuân đào hiện nay.

Dự án này là một phần của thỏa thuận tiếp cận thị trường nông sản hai chiều nhằm cung cấp mận của Australia cho Việt Nam và chanh leo của Việt Nam cho Australia.

Hoạt động xuất khẩu nông sản, thủy sản và lâm nghiệp của Australia sang Việt Nam đã đạt 3,7 tỷ AUD (khoảng 2,5 tỷ USD) trong giai đoạn 2023-2024, với hoạt động buôn bán trái cây có hạt ngày càng tăng, củng cố hơn nữa mối quan hệ thương mại của Australia với Việt Nam - thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của quốc gia châu Đại Dương này.

Thỏa thuận nêu trên hỗ trợ mục tiêu của ngành nông nghiệp là phát triển theo hướng trở thành ngành trị giá 100 tỷ AUD (tương đương 67 tỷ USD) và mục tiêu của ngành làm vườn Australia là trở thành ngành kinh doanh trị giá 20 tỷ AUD (khoảng 13,4 tỷ USD) vào năm 2030.

Việt Nam và Australia hiện đang có các cuộc đàm phán thuận lợi về việc xuất khẩu quả việt quất của Australia sang Việt Nam và xuất khẩu quả bưởi của Việt Nam sang Australia.

Phía Australia khẳng định Việt Nam là thị trường đa dạng hóa quan trọng đối với các nhà xuất khẩu Australia và là trọng tâm trong chương trình “Đầu tư: Chiến lược Đông Nam Á của Australia đến năm 2040.”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia Julie Collins nhận định, việc tiếp cận thị trường mới này là một cột mốc quan trọng đối với ngành trái cây có hạt và đối với mối quan hệ thương mại Australia-Việt Nam.

Việc thúc đẩy các kết quả tiếp cận thị trường lẫn nhau phản ánh mối quan hệ song phương bền chặt giữa Australia và Việt Nam, đồng thời là động lực hỗ trợ ngành nông nghiệp của Australia tận dụng các cơ hội xuất khẩu.

Chính quyền của Thủ tướng Anthony Albanese đang tập trung vào việc mở cửa cho ngành nông nghiệp của Australia và đây là một bước đi tích cực để đạt được mục tiêu này, đồng thời cung cấp một thị trường trọng điểm khác nhằm đa dạng hóa thương mại.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell khẳng định việc thúc đẩy thương mại của Australia với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nước này.

Đẩy mạnh thương mại với Việt Nam đồng nghĩa với việc có thêm việc làm và mức lương tốt hơn cho người lao động trong ngành trồng trọt của Australia./.

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Câu chuyện XD NTM ở vùng đất khó Mường Lát

    Câu chuyện XD NTM ở vùng đất khó Mường Lát

    Sau năm 1996, huyện Mường Lát được tách khỏi huyện Quan Hóa, đây là một huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa, đường xá giao thông cực kỳ khó khăn, quy mô nền kinh tế gần như không có gì. Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, Mường Lát đang trên đường xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh cũng cực kỳ khó khăn hơn so với các địa phương khác trong tỉnh.

  • Hà Tĩnh tập trung cao nhất cho mục tiêu hoàn thành các tiêu chí tỉnh nông thôn mới

    Hà Tĩnh tập trung cao nhất cho mục tiêu hoàn thành các tiêu chí tỉnh nông thôn mới

    Năm 2024, mục tiêu của Hà Tĩnh là được Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), làm tiền đề tổng kết đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

  • Dấu ấn nông thôn Hà Nội

    Dấu ấn nông thôn Hà Nội

    Tôi sinh ra ở nơi giáp Thủ đô không thể gần hơn và chỉ mới chứng kiến Hà Nội “thay da đổi thịt” gần 30 năm. Nhưng, ấn tượng trong tôi về Hà Nội thực sự thay đổi từng ngày.

Top