Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2022 | 14:56

Trung Quốc phấn đấu hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Trong chuyến thị sát tại tỉnh Thiểm Tây sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc các bộ, ngành tăng cường nghiên cứu và hiện thực hóa các chính sách đề ra tại Đại hội. Cụ thể, ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, củng cố, mở rộng các thành tựu xóa đói giảm nghèo và nỗ lực không mệt mỏi để thực hiện chính sách hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

    Giá trị thương hiệu của hành lá Chương Khâu lên tới 667,43 triệu USD

Nông dân huyện Chương Khâu (Sơn Đông) vừa bắt đầu vụ thu hoạch hành lá khủng và năm nay ghi nhận thêm kỷ lục mới.

Chương Khâu được biết đến với nghề trồng giống hành lá khổng lồ. Những ruộng hành lá ở đây thường có chiều cao đột biến, cũng như có trọng lượng nặng gấp hàng chục lần so với các loại hành lá thông thường khác.

Người dân địa phương rất tự hào về lịch sử trồng hành lá truyền thống của mình, không những bởi độ khủng của cây mà đây còn là loại rau ăn lá đặc sản, với độ giòn và ngọt dễ chế biến nhiều món ăn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với nhà vườn trồng táo ở ngoại vi thành phố Diên An (Thiểm Tây). Ảnh: Tân Hoa xã

Chương Khâu từ lâu đã nổi tiếng với lịch sử trồng hành lá đáng tự hào, năm 2006, huyện này đã được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc vinh danh là “cái nôi của hành lá”.

Diện tích đất để trồng hành lá khủng ở Chương Khâu đạt 2.000ha. Theo chính quyền địa phương, giá trị thương hiệu của hành lá Chương Khâu lên tới 667,43 triệu USD.

Hành lá ở đây không chỉ có vẻ ngoài đáng kinh ngạc mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Trừ phần rễ, các bộ phận còn lại của cây đều ăn được. Chúng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin B, C, canxi, magie, sắt, selen... Đặc điểm nổi bật của giống hành lá khủng này là chúng không có củ phát triển đầy đủ. Giống hành lá này thường mất 7-14 ngày để nảy mầm.

Hành lá có thể được nấu chín hoặc sử dụng sống như một phần của món salad, hoặc các công thức nấu ăn kiểu châu Á. Hành lá thái hạt lựu được sử dụng trong súp, mì và các món hải sản, bánh mì sandwich, cà ri và như một phần của món xào.

Siêu lúa biến đổi gen tăng năng suất 40%

Các nhà khoa học nông nghiệp Trung Quốc đã dùng kỹ thuật tinh chỉnh di truyền để thúc đẩy quá trình quang hợp và hấp thụ phân bón, có thể tăng năng suất lúa 40%.

Nông dân địa phương bắt đầu mùa thu hoạch hành lá khổng lồ. Ảnh: Chinadaily.

Kỹ thuật tinh chỉnh di truyền này cũng hứa hẹn tăng năng suất cây trồng đối với lúa mì và nhiều loại cây trồng khác. Bằng cách cho một giống lúa Trung Quốc bản sao thứ hai của một trong những gen của chính nó, các nhà nghiên cứu đã tăng năng suất lúa lên tới 40%.

“Sự thay đổi này đã giúp cây trồng hấp thụ nhiều phân bón hơn và tăng cường khả năng quang hợp, cũng như thúc đẩy quá trình ra hoa. Tất cả đều có thể góp phần vào mục tiêu tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực”, đại diện nhóm các nhà khoa học tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc báo cáo trên tạp chí Science.

Matthew Paul, nhà di truyền học thực vật tại Rothamsted Research, người không tham gia vào công trình này cho biết, năng suất thu được từ một gen duy nhất có sự phối hợp nhiều tác động này là thực sự ấn tượng. “Tôi không nghĩ rằng đã từng thấy bất cứ điều gì tương tự như vậy trước đây”, ông Paul cho biết thêm, cách tiếp cận này cũng có thể được thử nghiệm trên các loại cây trồng khác, tiêu biểu là lúa mì.

Sau khi được trồng thí điểm trên đồng ruộng trong  2 - 3 năm, giống lúa tinh chỉnh gen này cho năng suất cao hơn tại ba địa điểm ở Trung Quốc với khí hậu từ ôn đới đến nhiệt đới.

Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cũng biến đổi một giống lúa năng suất cao thường được nông dân trồng bằng cách thêm một bản sao gen bổ sung. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, những cây lúa đã được tinh chỉnh gen này tạo ra nhiều hạt hơn tới 40% trên mỗi ô thửa so với đối chứng.

Pam Ronald, nhà di truyền học lúa gạo tại Đại học California, Davis, mô tả: “Đó là một con số lớn, đáng kinh ngạc”. Giống như trong các thí nghiệm trong nhà kính, cây trồng được biến đổi trên đồng ruộng cho cả hạt to hơn và nhiều hạt hơn. Steve Long, nhà sinh lý học thực vật tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign, cho biết: “Những gì họ đã làm là chọn ra một giống lúa rất tốt và chứng minh được rằng họ có thể làm cho nó tốt hơn, thuyết phục hơn rất nhiều, so với việc cải tiến nhiều cách nghiên cứu”.

Kết quả là các cây lúa được tinh chỉnh di truyền này cũng trổ bông sớm hơn, có thể mang lại những lợi thế tùy thuộc vào môi trường. Ví dụ, nông dân có thể trồng nhiều vụ hơn mỗi mùa hoặc thu hoạch trước khi nhiệt độ mùa hè bắt đầu. ”Một lợi ích khác là việc tăng hiệu quả sử dụng nitơ của cây trồng có thể làm giảm ô nhiễm các sông suối và ao hồ do lượng phân bón dư thừa chảy ra ngoài đồng ruộng”, ông Pam Ronald nói và cho hay, quá trình quang hợp được cải thiện sẽ rất quan trọng để mở ra thêm nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.

Thúc đẩy phục hồi nông thôn trên diện rộng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc tái thiết nông thôn trong chuyến thị sát tới thành phố Diên An (Thiểm Tây), thành phố An Dương (Hà Nam) hồi cuối tháng 10.

Ngay sau khi đáp xuống tàu, ông Tập đã đi thẳng đến ngôi làng Nangou ở ngoại vi thành phố Diên An. Trong một vườn cây ăn quả, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã trò chuyện với người dân địa phương, thăm hỏi chi tiết về cách dân làng trồng táo và thu hoạch. Ông cũng hỏi cặn kẽ xem người dân địa phương đang trồng giống táo gì, giá bán và thu nhập của người dân; đồng thời tìm hiểu về cách thức dân làng phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp khác.

Trong một hội thảo của làng, ông Tập Cận Bình đã được nghe giới thiệu sơ lược về sự phát triển của ngành công nghiệp trồng táo địa phương và kiểm tra dây chuyền sản xuất, phân loại và đóng gói táo.

Chia sẻ thân mật với dân làng, ông Tập Cận Bình  nói rằng, ông đã từng sống và làm việc tại phía Bắc tỉnh Thiểm Tây trong 7 năm. Trong thời gian đó, ông đã chứng kiến người dân nông thôn sống trong những điều kiện khắc nghiệt, kham khổ và ông đã không ngừng suy nghĩ về cách để làm cho cuộc sống của họ tốt hơn.

“Bây giờ, dân làng đã có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, trong khi trẻ em được học hành tử tế và người già được thụ hưởng các chính sách bảo hiểm y tế cơ bản. Cuộc sống của người dân nông thôn ngày càng tốt hơn. Những thay đổi ở vùng miền Bắc tỉnh Thiểm Tây đã phản ánh những thay đổi ở Trung Quốc”, ông Tập khẳng định.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng yêu cầu cán bộ địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa để phụng sự người dân.

Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi chính quyền các cấp đừng nói suông, thay vào đó hãy hành động cụ thể nhằm thúc đẩy toàn diện công cuộc phục hồi nông thôn và thực hiện các chính sách của Đảng, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top