Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021 | 15:15

Agribank cung ứng vốn phục vụ thu mua lúa gạo tại ĐBSCL

Do đang thực hiện giãn cách xã hội nên việc thu hoạch, lưu thông cũng như xuất khẩu gạo ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, các đơn hàng xuất khẩu.

Trước thực trạng trên, Agribank đã kịp thời giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng cho vay phục vụ nhu cầu thu mua lúa gạo.

2.jpg
Sau 5 lần liên tiếp giảm lãi suất cho vay, có khoảng 3,1 triệu khách hàng với hơn 1 triệu tỷ đồng dư nợ được Agribank điều chỉnh giảm lãi suất.

 

Kịp thời cung ứng vốn

Là ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực “Tam nông”, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Agribank luôn chiếm 70% tổng dư nợ. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa gạo, thuỷ sản của cả nước, tổng dư nợ cho vay trong khu vực là hơn 186.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 86,5%.

Đối với ngành lúa gạo,  Agribank đã có sự đầu tư tích cực trong những năm gần đây. Giai đoạn 2016 - 2020, doanh số cho vay ngành lúa gạo của Agribank đạt gần 250.000 tỷ đồng, dư nợ tăng đều qua các năm, đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của cả nước.

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực, gây ách tắc và làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu lúa, gạo, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, mặc dù hoạt động gặp không ít khó khăn do nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng Agribank luôn nỗ lực đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua, tạm trữ, bảo quản, chế biến, xuất khẩu gạo, góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ thóc, gạo tại khu vực ĐBSCL.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, Agribank đã thực hiện giải ngân hơn 17.600 tỷ đồng với hơn 12.000 khách hàng vay vốn thu mua, tạm trữ và xuất khẩu thóc gạo. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp có đủ vốn kịp thời thu mua lúa, gạo trong dân, Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh trong khu vực chủ động nắm bắt nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời kiến nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian giãn cách xã hội để đảm bảo hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khoản dư nợ hiện hữu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Triển khai Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 7, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 20.025 khách hàng với dư nợ hơn 53.000 tỷ đồng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 1.484 khách hàng với dư nợ hơn 11.460 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Kim Thài, Giám đốc Chi nhánh Agribank Long An, Chi nhánh đã rà soát tất cả các khoản vay cũ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu, từ đó giảm trực tiếp 10% số lãi các khoản vay cũ để hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện về phòng dịch đang thực hiện thu mua lúa tại các địa phương, ngân hàng cam kết tài trợ đủ tất cả nhu cầu về vốn lưu động để đảm bảo mua kịp thời lượng lúa tồn đọng trong dân.

Ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Agribank Chi nhánh Hậu Giang, cho biết, Agribank Hậu Giang sẵn sàng đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn vốn cho khách hàng thu mua, tạm trữ lúa gạo góp phần giảm thiểu tình trạng ách tắc trong lưu thông, tồn ứ, lúa gạo trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Agribank Hậu Giang thực hiện đạt 8.447 tỉ đồng với 51.170 khách hàng, tăng so với năm 2020 là 551 tỉ đồng. Đến cuối tháng 7, dư nợ cho vay lúa gạo đạt 594,15 tỉ đồng.

 

1.jpg
Bảy tháng năm 2021, Agribank đã giải ngân hơn 17.600 tỷ đồng cho vay phục vụ nhu cầu thu mua lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Năm lần giảm lãi suất cho vay

Vừa qua, Agribank lần thứ 5 liên tiếp giảm lãi suất cho vay, với mức giảm 10% so với lãi suất đang áp dụng của dư nợ tại thời điểm 15/7. Theo số liệu thống kê, có khoảng 3,1 triệu khách hàng với hơn 1 triệu tỷ đồng dư nợ được Agribank điều chỉnh giảm lãi suất. Điều này cho thấy, nhiều bà con nông dân, hộ sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất, kinh doanh lúa gạo nói riêng được ngân hàng hỗ trợ, chia sẻ khó khăn.

 

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, những năm qua, ngành lúa, gạo luôn được ngành Ngân hàng quan tâm và triển khai đồng đều từ cơ chế chính sách đến tổ chức triển khai thực hiện. Có nhiều cơ chế chính sách được ngành Ngân hàng ban hành cho ngành lúa gạo nói riêng, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung.

Cũng theo ông Tú, tín dụng cho thu mua tạm trữ, chế biến, xuất khẩu của khu vực ĐBSCL được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội tại đây mà còn đảm bảo những nhiệm vụ quan trọng khác, nhiệm vụ chính trị của đất nước, đó là: An ninh lương thực.

 

Đáng chú ý, đối với khoản nợ bị quá hạn của khách hàng ở địa phương áp dụng Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó bao gồm các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, khách hàng là F0, F1, F2 phải thực hiện cách ly tập trung hoặc có thông báo cách ly của chính quyền địa phương, Agribank sẽ cân đối chỉ áp dụng thu lãi trong thời gian quá hạn bằng mức lãi suất cho vay trong hạn.

Trước tác động kéo dài của dịch bệnh, Agribank cũng liên tục đưa ra các chương trình tín dụng ưu đãi đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn nhằm khôi phục hoạt động, duy trì liền mạch sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của người dân, doanh nghiệp. Các chương trình tín dụng với tổng quy mô 300.000 tỷ đồng và 300 triệu USD dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng lớn, tài trợ khách hàng xuất - nhập khẩu, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị…

Trong đó có tác động trực tiếp là chương trình tín dụng với quy mô 100.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đã được Agribank tăng gấp đôi quy mô lên 200.000 tỷ đồng, lãi suất giảm đến 2,5%/năm so với cho vay thông thường. Việc triển khai chương trình tín dụng này đến nay đạt kết quả rất tích cực với trên 102.000 tỷ đồng được giải ngân và khoảng 9.000 khách hàng được tiếp cận vốn vay ưu đãi.

Cùng với việc triển khai đồng loạt các chính sách tín dụng và hỗ trợ lãi suất vay vốn, Agribank miễn phí chuyển tiền trong nước đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại Agribank. Sau hơn 2 tháng triển khai, đã có gần 20 triệu giao dịch chuyển tiền miễn phí được thực hiện. Từ nay đến 31/12, Agribank tiếp tục dành 30.000 tỷ đồng trong chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ để hỗ trợ khách hàng tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, mức giảm lãi suất có thể lên đến 2%/năm và áp dụng trong 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Khách hàng tại các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cũng được Agribank miễn 100% phí dịch vụ thanh toán, bao gồm cả phí dịch vụ liên quan đến hoạt động cho vay, qua đó chia sẻ khó khăn, giảm phần nào gánh nặng kinh tế đối với khách hàng.

Thanh Ngọc
Ý kiến bạn đọc
  • Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

  • Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Ngày 13/4, tại Đà Nẵng, biểu tượng sống mới bên sông Hàn - tổ hợp Sun Ponte Residence đã có màn “chào sân” ấn tượng với chủ đề “Ciao Ponte: Cầu trên không - Sông ánh sáng”. Sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức, với sự tham dự của hàng trăm khách hàng đến từ Đà Nẵng và nhiều địa phương.

  • Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Có những bệnh nhân đối mặt với ranh giới sinh tử, được các bác sĩ cứu sống đã quay lại cống hiến cho ngành y để trả ơn cuộc đời. Vượt qua bạo bệnh, họ nỗ lực ở nhiều vị trí khác nhau, trở thành “người truyền lửa”, động lực cho hàng ngàn bệnh nhân khác vẫn đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo mỗi ngày.

Top