Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 | 12:28

Agribank góp phần nâng cao chất lượng cam sành Hàm Yên

Cam sành là cây trồng chủ lực của huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), do vậy, những năm gần đây, người dân và chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phát triển theo hướng bền vững.

Nhờ đó, cây cam đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều nhà vườn, trang trại. Có được kết quả trên có sự góp sức không nhỏ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank).

 

1.jpg
Anh Thương vay 200 triệu đồng của Agirbank Hàm Yên để chăm sóc, nâng cao chất lượng cam sành.
 

Dễ dàng tiếp cận nguồn vốn

Nhà vườn Hàm Yên đang chuẩn bị bước vào chính vụ thu hoạch cam sành. Trao đổi với phóng viên, chị Lâm Thị Ánh, khu Đồng Bàng, thị trấn Tân Yên, cho biết, gia đình có gần 3 ha cam sành, sản lượng ước đạt hơn 30 tấn. Để nâng cao chất lượng, cách đây 3 năm, gia đình trồng theo quy trình VietGAP. Nhờ vậy mà trái cam có chất lượng tốt hơn, giá bán cũng cao hơn. Năm nay, dự kiến giá bán có thể lên tới 12.000 đồng/kg.

Mới đây, gia đình chị Lâm Thị Ánh tiếp tục trồng thêm hơn 1ha cam và trên 1ha chanh. Tuy nhiên, do thiếu vốn, chị đã vay Agribank chi nhánh Hàm Yên 200 triệu đồng. "Trước khi vay, tôi được nhân viên tư vấn kỹ càng, thủ tục nhanh gọn. Đây là lần thứ hai tôi vay vốn của Agribank", chị Ánh kể.

Cùng ở khu Đồng Bàng, gia đình anh Nguyễn Chí Thương hiện có 500 gốc cam sành 8 năm tuổi, sản lượng đạt hơn 40 tấn. Nhiều năm nay, anh trồng theo quy trình VietGAP nên chất lượng cam không ngừng được nâng lên.

Anh Thương tâm sự, để cam cho trái đẹp, cần phải kiểm tra vườn thường xuyên, kịp thời phát hiện và điều trị sâu, bệnh, nấm gây hại. Năm nay, chất lượng quả tập trung ở hàng 4, hàng 5 (4 - 5 quả/kg). Cam ở Đồng Bàng quả ngọt, để được lâu nên bán chạy hơn, được giá hơn so với nơi khác. Với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg, gia đình có thể thu về khoảng 400 triệu đồng.

Trong quá trình chăm sóc, do thiếu vốn, gia đình anh đã vay 200 triệu đồng của Agirbank Hàm Yên. "Dịch vụ giải ngân nhanh, tiện lợi, lãi suất thấp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận. Trước đây, tôi cũng vay vốn của Agribank nhưng ngay sau vụ thu hoạch cam, gia đình đã trả lại khoản tiền vay cho ngân hàng", anh Thương cho biết thêm.

Hàm Yên hiện có 7.270ha cam, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 4.986ha, sản lượng đạt trên 84.000 tấn; diện tích cam sành chiếm 84,8 %, còn lại các giống cam khác. Huyện có 756,2ha cam sản xuất theo quy trình VietGAP, 17,2ha sản xuất theo hướng hữu cơ chuyển đổi. Toàn huyện có 172 trang trại trồng cam, doanh thu bình quân đạt 700-800 triệu đồng/trang trại/năm. Năm 2019, giá trị cây cam mang lại trên 700 tỷ đồng.

 

2.jpg

Để mở rộng diện tích trồng cam, chanh, chị Lâm Thị Ánh (bên trái) vay vốn Agribank 200 triệu đồng với thủ tục nhanh gọn, giải ngân kịp thời.

 

Những năm gần đây, cam sành Hàm Yên được tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt, cam đã có mặt tại các hệ thống siêu thị BigC, Metro, Co.opmart, Fivimax...

Nâng cao chất lượng cam sành

Tính đến ngày 31/10/2020, tổng dư nợ của Agribank Chi nhánh huyện Hàm Yên đạt 890 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển cây ăn quả 307.062 triệu đồng với 2.542 hộ vay; cho vay chăn nuôi  43.177 triệu đồng, với 666 hộ vay; trồng rừng có 7 hộ cá nhân vay với số tiền 2.175 triệu đồng và 2 pháp nhân số tiền 2.570 triệu đồng. Trong dư nợ cho vay phát triển cây ăn quả, tập trung chủ yếu là cây cam với 48 hộ, vay 16.970 triệu đồng. 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Nguyệt, Phó giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Hàm Yên, cho biết, những năm qua, nguồn vốn tín dụng của  Agribank đã giúp người trồng cam có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, mở rộng vùng trồng cam, từ đó nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu “Cam sành Hàm Yên”. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Thời gian tới, Agribank Hàm Yên bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, các chương trình dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh, của huyện để thực hiện đầu tư tín dụng theo cơ chế chính sách của địa phương; tích cực phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể đẩy mạnh cho vay qua các tổ vay vốn; mở rộng triển khai “Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp”, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”. Chú trọng triển khai các dịch vụ mới, tiện ích đến khách hàng; đổi mới công tác tiếp thị khách hàng, đẩy mạnh huy động vốn để vừa đảm bảo tính thanh khoản, vừa đảm bảo đủ nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng hợp lý và an toàn.

Theo ông Đỗ Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Hàm Yên,  nguồn vốn tín dụng của Agribank đã giúp cho nhiều người dân, nhất là các chủ trang trại, hộ trồng cam tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời. Cùng với đó, tỉnh có cơ chế hỗ trợ lãi suất để thúc đẩy các hộ phát triển sản xuất; triển khai chương trình phát triển cây cam, cây gỗ nguyên liệu, cây chè. Từ đây, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững, nhiều hộ vươn lên khá, giàu.

"Thời gian tới, huyện tiếp tục phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cơ chế chính sách của tỉnh, trao đổi với ngân hàng để cùng thông tin tuyên truyền, phổ biến các nguồn vốn hỗ trợ người dân và hướng dẫn các thủ tục vay vốn cho bà con", ông Hòa cho biết.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

  • Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Ngày 13/4, tại Đà Nẵng, biểu tượng sống mới bên sông Hàn - tổ hợp Sun Ponte Residence đã có màn “chào sân” ấn tượng với chủ đề “Ciao Ponte: Cầu trên không - Sông ánh sáng”. Sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức, với sự tham dự của hàng trăm khách hàng đến từ Đà Nẵng và nhiều địa phương.

  • Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Hành trình vượt bạo bệnh tới những người truyền “lửa” cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

    Có những bệnh nhân đối mặt với ranh giới sinh tử, được các bác sĩ cứu sống đã quay lại cống hiến cho ngành y để trả ơn cuộc đời. Vượt qua bạo bệnh, họ nỗ lực ở nhiều vị trí khác nhau, trở thành “người truyền lửa”, động lực cho hàng ngàn bệnh nhân khác vẫn đang chống chọi với bệnh hiểm nghèo mỗi ngày.

Top