Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021 | 15:30

Bò đi vệ sinh “đúng nơi quy định” giúp giảm khí thải nhà kính

Các nhà khoa học tìm ra cách xử lý nước tiểu bò thông qua thay đổi hành vi động vật, nhằm mục đích giảm khí nhà kính trong chăn nuôi.

123.jpg
Con bê được nhận thưởng vì giải quyết nỗi buồn đúng nơi quy định - Ảnh chụp màn hình CNN

 

Nhóm nghiên cứu từ New Zealand và Đức cho biết ý tưởng huấn luyện bò đi vệ sinh đúng nơi chỉ định ban đầu xuất phát từ một câu nói đùa, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, họ nhận ra việc xử lý chất thải lỏng giàu nitơ của gia súc theo cách này có thể mang lại lợi ích khí hậu lâu dài.

Theo tác giả chính của nghiên cứu Douglas Elliffe từ Đại học Auckland (New Zealand), nitơ trong nước tiểu bò theo thời gian bị phân hủy thành hai chất có hại cho môi trường và sức khỏe con người là nitơ oxit (loại khí nhà kính mạnh) và nitrat (tích tụ trong đất, cuối cùng trôi ra sông suối, gây ô nhiễm nguồn nước). Nếu nuôi nhốt trong chuồng trại, nước tiểu và phân bò có thể trộn lẫn với nhau tạo ra amonic,  loại khí nhà kính gián tiếp.

“Nếu có thể thu thập 10 - 20% nước tiểu của bò để xử lý, sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và quá trình rửa trôi nitrat”, Elliffe nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Current Biology ngày 13/9.

Trong nghiên cứu này, Elliffe cùng đồng nghiệp đã sử dụng phần thưởng thức ăn để huấn luyện 16 con bò đi tiểu trong khu vực vệ sinh được chỉ định.

“Nhiều người cho rằng, gia súc không có khả năng kiểm soát đại tiện và tiểu tiện, nhưng thực tế, chúng khá thông minh và có thể học hỏi nhiều thứ”, đồng tác giả Jan Langbein, nhà tâm lý học động vật tại Viện Nghiên cứu sinh học động vật trang trại (Đức), nói thêm.

Thí nghiệm này chứng minh rằng, có thể huấn luyện bò đi vệ sinh, nhưng thách thức là làm thể nào để áp dụng cho các đàn gia súc lớn ở New Zealand, nơi những con vật thường thích nghi với điều kiện chăn thả ngoài trời thay vì dành phần lớn thời gian  trong chuồng trại.

Theo số liệu chính thức, nền nông nghiệp hiện đóng góp hơn một nửa khí thải nhà kính của New Zealand, chủ yếu ở dạng khí methane (43,5%) và nitơ oxit (gần 10%). Nước này đã có nhiều dự án nghiên cứu để xem xét các giải pháp khả thi, chẳng hạn như chăn nuôi gia súc thải khí methane thấp, sử dụng thức ăn giảm phát thải và thậm chí tiêm phòng cho động vật để chúng tạo ra ít khí độc hại hơn.

 

 

Đoàn Dương (Theo AFP/UPI)
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top