Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 10 năm 2018 | 9:4

Bộ đội tiến vào tiếp quản Thủ đô 64 năm trước

Từ ngày 8 đến 1/10/1954, Trung đoàn Thủ đô chia thành nhiều mũi tiến vào tiếp quản Hà Nội sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018), Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm "Hà Nội - Ngày trở về".

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Những ngày đầu tháng 10/1954, thực hiện hiệp định chuyển giao Hà Nội, 422 cán bộ thuộc Đội Hành chính và 158 chiến sĩ công an thuộc Đội Trật tự đã cùng quân Pháp bàn giao từng cơ quan, công sở, công trình công cộng.

Từ ngày 8/10/1954, 214 cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca thuộc Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội cùng canh gác với các binh lính Pháp tại 35 địa điểm trọng yếu.

Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản thị xã Hà Đông, ngày 6/10/1954.

Sĩ quan Pháp chào đón ông Vũ Huy Hậu, Chính trị viên Tiểu đoàn Bình Ca vào Hà Nội tiếp quản trước 35 vị trí quan trọng, sáng 8/10/1954.

Bộ đội tiến lên cầu Long Biên chuẩn bị vào tiếp quản Thủ đô.

Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến vào Hà Nội trong cơn mưa mùa thu lất phất.

Quân đội Việt Nam tiếp quản bốt Hàng Trống, Trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội.

Quân đội Việt Nam tiếp quản dinh Quốc trưởng (nay là Phủ chủ tịch).

Quân đội Pháp bàn giao cho cán bộ Trung đoàn Thủ đô tiếp quản khu Ba Đình, ngày 9/10/1954.

Quân đội vào tiếp quản Nhà tù Hỏa Lò. Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tháng 12/1946, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải rời xa thủ đô lên Việt Bắc để kháng chiến.

Ngày trở về, việc đầu tiên của Trung đoàn Thủ đô là treo cờ tại các công sở tiếp quản, như Phủ thủ hiến Bắc Việt (nay là Nhà khách Chính phủ).

Các chiến sĩ liên hoan văn nghệ mừng ngày vào tiếp quản Thủ đô.

Ảnh tư liệu tại triển lãm

 

Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top