Diện tích rừng bị mất tại Brazil trong thời gian qua chủ yếu do hoạt động kinh tế bất hợp pháp tại vùng Amazon, bao gồm khai thác mỏ, chặt cây và chiếm đất.
Khoảng rừng Amazon bị thiêu rụi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 18/11, Chính phủ Brazil cảnh báo diện tích rừng Amazon bị tàn phá tại nước này từ tháng 8/2018 đến tháng 7/2019 đã lên tới hơn 9.760km2, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức kỷ lục ghi nhận trong hơn một thập kỷ qua.
Phát biểu với báo giới sau khi Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) đưa ra số liệu thống kê, Bộ trưởng Môi trường Brazil Ricardo Salles cho biết chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro sẽ triển khai các biện pháp chống nạn phá rừng đang ngày càng gia tăng.
Ông Salles thông báo sẽ họp với thống đốc các bang để thảo luận biện pháp chống vấn nạn này, cho rằng Brazil cần một chiến lược mới và phát triển các cơ hội kinh tế bền vững trong khu vực.
Diện tích rừng bị mất tại Brazil trong thời gian qua chủ yếu do hoạt động kinh tế bất hợp pháp tại vùng Amazon, bao gồm khai thác mỏ, chặt cây và chiếm đất. Ngoài ra, tình trạng chặt phá cây không ngừng tăng cùng với thảm họa cháy rừng tại khu vực, đặc biệt là các vụ hỏa hoạn xảy ra ở Amazon hồi tháng 8 vừa qua, khiến diện tích khu rừng nhiệt đới tại quốc gia Nam Mỹ này ngày càng bị thu hẹp.
Trước tình trạng trên, Chính phủ Brazil cũng vấp phải nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế, các nhà bảo vệ môi trường và nhiều quốc gia. Một số doanh nghiệp lên tiếng tẩy chay, đe dọa ngừng nhập khẩu hàng hóa đến từ nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh nếu nước này không tăng cường biện pháp bảo vệ “Lá phổi xanh của Trái Đất.”
Rừng Amazon có diện tích gần 7,6 triệu km2, trải dài qua Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Bolivia, Ecuador, Suriname và vùng lãnh thổ Guyana thuộc Pháp. Đây là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới và có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.