Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 9 năm 2023  
Thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 2019 | 14:56

Cà tím biến đổi gen giúp nông dân Bangladesh nâng cao thu nhập

Một nghiên cứu mới đây tại Bangladesh cho thấy cà tím biến đổi gen (BĐG) giúp giảm đáng kể chi phí thuốc trừ sâu và tăng mạnh về năng suất, giúp gia tăng thu nhập cho người nông dân.

ca.jpg

Ảnh minh họa.

 

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế tại Hoa Kỳ và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Bangladesh đã cho thấy những lợi ích vượt trội của giống cà tím biến đổi gen mang lại cho nông dân Bangladesh.

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu chính sách thực phẩm quốc tế tại Hoa Kỳ (IFPRI) và Viện Nghiên cứu nông nghiệp Bangladesh đã tiến hành nghiên cứu với tên gọi “Đánh giá tác động của công nghệ cà tím biến đổi gen” (Bt Brinjal). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức năng suất của giống mới này cao hơn so với cà tím thông thường 42%; đồng thời các giống biến đổi gen giúp làm giảm 39% lượng thuốc bảo vệ thực vật nông dân phải sử dụng; do đó giúp nông dân tại Bangladesh tiết kiệm chi phí lên đến 47%, tương đương với 85,53 USD/1ha canh tác cà tím.

Theo CropLife Việt Nam, cà tím là loại cây trồng rất dễ bị sâu bệnh, chúng thường xuyên bị tấn công bởi sâu đục quả và sâu đục thân (FSB) nên cần được xử lý mạnh bởi thuốc trừ sâu. Do đó để giảm tổn thất năng suất do sâu bệnh, nông dân tại Bangladesh thường phải phun thuốc nhiều lần trong suốt một vụ mùa. FSB cũng là một trong các dịch hại phổ biến nhất tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Giống cà tím biến đổi gen là một giống có chứa gen từ vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis có khả năng kháng lại sự tấn công của dịch sâu FSB. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Lượng protein trong cà tím biến đổi gen Bt giúp phá vỡ hệ thống tiêu hoá của một số loài gây hại nhất định, khiến chúng chết trong vòng ba ngày sau khi ăn”.

Năm 2013, Bangladesh đã trở thành quốc gia Nam Á đầu tiên phê duyệt canh tác thương mại cây trồng (thực phẩm) biến đổi gen. Cho tới nay, nông dân tại quốc gia này đang canh tác ngày một phổ biến hơn bốn giống cà tím biến đổi gen Bt, có khả năng kháng các loại sâu đục thân, đục quả. Để thực hiện nghiên cứu này, 1.200 nông dân sống tại 200 khu làng khác nhau đã được chọn ngẫu nhiên để nhận trồng giống cà tím biến đổi gen (Bt-4) hoặc giống cà tím thông thường (không biến đổi gen) (ISD-006).

Kết quả cho thấy chỉ có 1,8% số cây cà tím biến đổi gen bị nhiễm sâu bệnh trong khi đó số cây cà tím thông thường bị sâu bệnh tấn công lên đến 33,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhờ vào việc giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng đối với cà tím Bt mà lượng độc tính môi trường cũng giảm đáng kể tới 56%./.

 

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo chỗ đứng vững chắc, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

    Tạo chỗ đứng vững chắc, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

    Ngành Nông nghiệp đã và đang quan tâm đến xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản, đặc sản của địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thế giới.

  • Khuyến cáo nông dân bảo vệ nghêu nuôi trước thời tiết bất lợi

    Khuyến cáo nông dân bảo vệ nghêu nuôi trước thời tiết bất lợi

    Nghề nuôi nghêu phát triển tại khu vực ven biển Gò Công, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang), góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho người dân miền biển, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, tạo nguồn cung hàng hóa chất lượng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

  • Phát triển đàn lợn nái, thúc đẩy tái đàn

    Phát triển đàn lợn nái, thúc đẩy tái đàn

    Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án “Phát triển đàn lợn nái áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo phục vụ nhiệm vụ tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020 - 2022.

  • Cần có giải pháp hỗ trợ để Yên Định hoàn thành các tiêu chí NTM

    Cần có giải pháp hỗ trợ để Yên Định hoàn thành các tiêu chí NTM

    Với 7/19 tiêu chí NTM giai đoạn 2022 – 2025 chưa đạt như hiện nay, nếu không có giải pháp cụ thể và sự hỗ trợ kịp thời của tỉnh Hà Giang, huyện Bắc Mê sẽ rất khó để xã Yên Định duy trì được các tiêu chí đã đạt và hoàn thành các tiêu chí còn lại.

  • Chuyển biến tích cực trong xây dựng NTM ở Sơn Động

    Chuyển biến tích cực trong xây dựng NTM ở Sơn Động

    Sau 02 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/HU của Huyện ủy Sơn Động (Bắc Giang), Chương trình xây dựng NTM có bước chuyển tích cực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đã có 224/285 tiêu chí hoàn thành (đạt 78,6%), bình quân đạt 14,9 tiêu chí/xã; Long Sơn về đích xã NTM trước 01 năm so với kế hoạch.

  • Tiên Lãng khoác diện mạo mới

    Tiên Lãng khoác diện mạo mới

    Là huyện thuần nông, Tiên Lãng (TP. Hải Phòng) không ngừng nỗ lực phát huy tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Sau khi về đích nông thôn mới (NTM) năm 2020, huyện Tiên Lãng tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, vùng quê khoác lên mình tấm áo mới, từ đó nông thôn trở thành miền quê đáng sống...

Top