Đây là năm thứ 28 liên tiếp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này.
Ngày 7/11, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt đối với Cuba. Đây là năm thứ 28 liên tiếp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này.
Quốc kỳ Mỹ - Cuba. Ảnh: CNN
Trong cuộc bỏ phiếu ngày 7/11, 187 nước thành viên Liên Hợp Quốc đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với Nghị quyết, trong khi đó, Mỹ và Brazil bỏ phiếu chống. Colombia và Ukraine bỏ phiếu trắng.
Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết, lệnh cấm vấn của Mỹ đã gây ra nhiều thiệt hại nhân đạo không thể tính được và là một sự vi phạm nhân quyền có hệ thống. Theo Ngoại trưởng Cuba, lệnh cấm vận của Mỹ là một hành động diệt chủng và mọi người dân Cuba đều phải chịu đựng những hậu quả của chính sách của Mỹ.
Đại diện cho nhóm G77 - các nước đang phát triển và Trung Quốc, Palestine lấy làm tiếc vì Mỹ đã gia tăng trừng phạt Cuba trong thời gian qua, gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế-xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của Cuba.
Trong khi đó, các nước thành viên Cộng đồng Caribe (CARICOM) nhấn mạnh sự đóng góp của Cuba trong khu vực, đặc biệt là việc cử bác sĩ tới các khu vực bị thiên tai. Các nước này cũng bày tỏ lo ngại lệnh cấm vận của Mỹ đe dọa sự phát triển trong khu vực.
Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba được áp đặt kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Căng thẳng giữa hai nước đã hạ nhiệt sau hơn nửa thế kỷ dưới thời Tổng thống Barack Obama, người đã chủ trương cải thiện quan hệ với Cuba. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm Obama và siết chặt các lệnh trừng phạt đối với quốc đảo này./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.