Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024  
Thứ hai, ngày 1 tháng 6 năm 2020 | 19:7

Để trẻ em không còn bị bạo hành và xâm hại

Sáng 1/6, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” tại Trường THCS Dịch Vọng Hà Nội.

Bạo hành, xâm hại trẻ em nỗi đau của xã hội
 
Trước buổi Lễ phát động này diễn ra khoảng 3 ngày, trên mạng xã hội đã phát một đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh một người đàn ông trói tay bé gái rồi đánh đập tàn nhẫn.
 
danh-đa.jpg
Đối tượng Danh Đa kẻ đã đánh đập dã man con gái mình
Hình ảnh người đàn ông đánh đập tàn nhẫn đối với bé gái này đã được các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh và xác định được danh tính là Danh Đa (27 tuổi, ngụ xã Lai Hoà, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Nạn nhân là bé D.T.N. (6 tuổi, con của Đa).
 
Nguyên nhân được Danh Đa khai rằng, do anh ta phát hiện con gái lấy gạo đổ vào cát để chơi nên tức giận, đánh đập bé gái tàn nhẫn.
 
Công an thị xã Vĩnh Châu đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Danh Đa về tội hành hạ người khác.
 
Ngày 22/4, Công an huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Phong (SN 2002), Nguyễn Duy An (SN 1999), Hoàng Văn Anh Tuấn (SN 2002), cùng trú thôn Chư Bồ, xã Ia Kla và Nguyễn Văn Quốc (SN 2001, trú thôn Ia Mút, xã Ia Dom) cùng nhiều đối tượng khác, để điều tra hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, hiếp dâm và che giấu tội phạm.
 
đức-cơ.jpg
Các nghi can bị bắt trong vụ nghi hiếp dâm tập thể tại huyện Đức Cơ (Gia Lai).

 

 
Trước đó, chị N. (SN 1987) và bà H. (SN 1966), cùng trú tại xã Ia Dom, đến Công an huyện Đức Cơ trình báo về việc cháu L. (SN 2004) và T. (SN 2003) vừa bị một nhóm thanh niên chặn đường, ép vào lô cao-su để thực hiện hành vi đồi bại.
 
Qua xác minh cơ quan Công an huyện Đức Cơ đã khẩn trương triển khai truy xét, xác định hiện trường, thu thập thông tin liên quan và đã bắt giữ nhóm thanh niên trên.
 
Trước đó, do xảy ra mâu thuẫn với vợ, Trần Kim Hải (SN 1992, ngụ phường Trảng Dài - Đồng Nai) đã quăng quật con gái hơn 1 tuổi trên giường rồi quay clip gửi cho vợ để dằn mặt.
 
Vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định Hải chính là người đã có hành động gây bức xúc trên. Bước đầu, người này thừa nhận đã đánh đập, quăng quật bé gái hơn 1 tuổi xuống giường kèm những lời chửi bới thậm tệ.
 
Hải khai nhận bé gái trong clip là con ruột của mình với vợ, tuy nhiên, do xảy ra mâu thuẫn nên 2 người sống riêng. Tối đó, để dằn mặt, Hải quay lại clip quăng quật con gửi cho vợ.
 
Lãnh đạo phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã ra quyết định xử phạt hành chính hơn 1,2 triệu đồng đối với Trần Kim Hải.
 
Trên đây chỉ là 1 trong rất nhiều vụ bạo hành, xâm hại trẻ em trên địa bàn cả nước mà chúng tôi đưa ra làm ví dụ. Những vụ việc này không chỉ gây bất bình trong xã hội mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm, sinh lý của chính các em, những nạn nhân của bạo hành và xâm hại.
 
Làm gì để bảo vệ được trẻ em?
 
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 có chủ đề: “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” nhằm vận động các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng tham gia tích cực hơn nữa vào việc bảo vệ trẻ em, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em.
 
a3.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tặng quà các cháu thiếu nhi tại lễ phát động.
 
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chia sẻ, Tháng hành động vì trẻ em năm nay diễn ra trong bối cảnh Quốc hội vừa tổ chức giám sát cấp cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Chỉ thị nêu rất rõ trách nhiệm của từng ngành nghề, mỗi thầy cô giáo, bậc phụ huynh và cả chính trẻ em. Những điều này khẳng định, Đảng, Nhà nước, Nhân dân, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo luôn dành cho trẻ em những tình cảm, sự chăm lo và phát triển tốt nhất.
 
dao-ngoc-dung.jpg
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và các em học sinh trường THCS Dịch Vọng.

 

Chung tay là tất cả các đơn vị, cộng đồng xã hội phải vì các em, bắt đầu từ các em và chăm lo cho các em từng việc như hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, thực hiện chính sách pháp luật một cách nghiêm minh, hiệu quả. Các đơn vị cần đổi mới công tác phối hợp, hành động và đặc biệt quan tâm đến hoạt động của các tổ chức, nhân viên xã hội. Bên cạnh đó, cần đổi mới căn bản công tác tuyên truyền để trẻ sớm biết cách phòng ngừa, "đề kháng" với những tác động không tốt từ bên ngoài. Đồng thời, pháp luật phải xử lý nghiêm tất cả các hành vi xâm hại, bạo lực, đặc biệt là xâm hại thân thể trẻ em. Người đứng đầu mọi cơ quan, đơn vị trước hết phải là người chịu trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.
 
a1.jpg
Cô và trò trường THCS Dịch Vọng tại buổi lễ phát động.
 
Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, kêu gọi: "Trong tháng hành động vì trẻ em năm nay, chúng ta hãy tư duy lại về đất nước và thế giới sau đại dịch Covid-19, nơi mà trẻ em cảm thấy an toàn, có thể phát triển tối đa, không bị xâm hại, bạo lực và bóc lột”.
 
Tháng hành động vì trẻ em cũng là dịp để các cấp chính quyền địa phương, gia đình, cộng đồng tiếp nhận và quản lý, giám sát trẻ em về hoạt động hè tại địa phương; tổ chức cho trẻ em một mùa hè an toàn, giảm đuối nước, giảm thiểu các vụ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột...
 
Chúng ta đã có pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, đây là những hành lang pháp lý quan trọng nhất để cả xã hội chúng tay vào công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tương lai của Đất nước.
 
Nhưng nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không có sự giáo dục từ phía nhà trường, gia đình, xã hội và một điều quan trọng là không có sự trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa, đối với những đối tượng xâm hại và bạo hành trẻ em thì những vụ việc đau lòng đó vẫn diễn ra.
 
thuylinh.jpg
Em Đặng Thùy Linh - Học sinh lớp 8A2, trường THCS Dịch Vọng thay mặt cho trẻ em trên cả nước bày tỏ mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình, tôn trọng và yêu thương.

 

 
Hôm nay, nghe những lời mong muốn của học sinh trường THCS Dịch Vọng phát biểu, các con chỉ muốn được sống trong sự yêu thương của gia đình, thầy cô, bè bạn và của toàn xã hội, để chúng con lớn lên, trưởng thành, dựng xây Đất nước mà thấy trách nhiệm của mỗi chúng ta nặng nề hơn.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top