Ở miền Tây xứ Nghệ cứ mỗi dịp xuân về, nhiều người dân lại làm món bánh ong (hay còn gọi là chè lam), thứ bánh bình dị, truyền thống có từ lâu đời để dâng lên tổ tiên. Khác và lạ hơn so với những nơi khác, ở Anh Sơn người ta làm thứ bánh ấy từ quả chôm phù để tăng thêm phần dẻo dai, thơm ngon.
Bà Trương Thị Lan ở khối 7, thị trấn Anh Sơn, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm bánh ong cho biết: Ngày trước cây chôm phù được người dân Anh Sơn trồng nhiều trong vườn, quả của loại cây ấy chủ yếu được dùng để làm món bánh ong trong những ngày tết. Giờ đây, nhiều món bánh ngon mới lạ hơn nên cây chôm phù cũng không còn được trồng nhiều như trước.
Khi thời tiết chuyển lạnh, cũng là lúc những quả chôm phù bắt đầu chín, sẵn sàng nguyên liệu cho những mẻ bánh thơm ngon. Gọi là chôm phù bởi có lẽ bề ngoài loại quả ấy gần giống với quả chôm chôm, khi tách bỏ vỏ có những hạt bé xíu màu đỏ rất đẹp.
Sau khi được lựa chọn hái từ trên cây, những quả chôm phù được tách bỏ vỏ lấy hạt để làm màu cho bánh.
Để làm được thứ bánh ong vừa dẻo, vừa thơm lại vừa ngon, đòi hỏi người làm bánh cũng lắm công phu. Ngoài quả chôm phù còn phải chọn thứ mật mía thơm ngon, đậm đặc. Nếp phải được rang kỹ rồi xay mịn, bệnh cạnh đó còn có thêm gừng và lạc rang.
Sau khi các loại nguyên liệu đã chuẩn bị xong, mật mía, nước chôm phù được hòa lẫn với nhau rồi đưa lên bếp đun sôi vừa lửa, bột nếp và gừng được đổ vào rồi đánh thật nhuyễn. Mất khoảng 15-20 phút để đánh xong một mẻ bánh ong. Vì mật đánh với bột nếp rất dẻo, do vậy để đánh được thứ bánh này đòi hỏi phải có bàn tay chắc khỏe của những người đàn ông.
Sau khi đánh xong bánh được đổ ra khuôn, rồi rắc thêm ít vừng trắng cho bánh thêm bắt mắt.
Bánh ong cũng là món ăn được nhiều trẻ em miền Tây xứ Nghệ ưa thích.
Huyền Trang
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.