Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 5 năm 2018 | 13:22

Đồng Tháp phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng

Năm 2018, Đồng Tháp phấn đấu tổ chức đón và phục vụ 3,5 triệu lượt khách, trong đó có 90.000 khách quốc tế; tổng doanh thu đạt 780 tỷ đồng.

du-lịch-sinh-thái-đang-là-hướng-phát-triển-mới-tại-đồng-tháp-thời-gian-qua.jpg

Du lịch sinh thái là hướng phát triển mới tại Đồng Tháp thời gian qua.

 

Để thực hiện được mục tiêu đưa ra, Đồng Tháp sẽ tăng cường thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng, nhằm thu hút khách du lịch đến với vùng đất “Sen hồng”.

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng

Theo đó, Đồng Tháp tiếp tục thực hiện Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch số 24 của Tỉnh ủy Đồng Tháp về tiếp tục phát triển Đề án phát triển du lịch đến năm 2020…; triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch và chính sách hỗ trợ lãi vay cho loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả việc thúc đẩy phát triển du lịch gắn với sản phẩm đặc trưng như: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, hộ dân tham gia đầu tư phát triển dịch vụ du lịch mang lại hiệu quả thiết thực, phát triển bền vững; tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu Đề án phát triển du lịch gắn với Đề án tạo dựng hình ảnh địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn cho du khách…

Đồng thời, Đồng Tháp sẽ chú trọng tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch tại các sự kiện, hội chợ chuyên ngành, liên hoan du lịch trong và ngoài tỉnh. Tăng cường liên kết vùng để phát triển sản phẩm và tour, tuyến du lịch mới. Tăng cường công tác truyền thông tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch gắn với nâng cao hình ảnh địa phương; tổ chức Tuần lễ du lịch Đồng Tháp định kỳ hàng năm để quảng bá điểm đến du lịch Đồng Tháp…

Chú trọng công tác xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới, tỉnh sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các hộ dân tham gia đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại các vườn cây ăn trái, làng nghề nem, nghề đóng ghe xuồng huyện Lai Vung, làng hoa kiểng Sa Đéc, nghề dệt chiếu huyện Lấp Vò, dệt khăn choàng huyện Hồng Ngự... Xây dựng hoàn chỉnh mô hình du lịch cộng đồng homestay tạo thành điểm vệ tinh đủ điều kiện kết nối với các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

Quảng bá du lịch nội tỉnh

Đồng Tháp sẽ hoàn thiện mô hình du lịch homestay tại Làng hoa kiểng Sa Đéc, Ngôi nhà Quýt tại Lai Vung, Huỳnh Gia tại Lấp Vò; dịch vụ lưu trú tại các căn nhà gỗ Làng Hòa An xưa tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, homestay Tư Cá Linh tại huyện Tam Nông, để giới thiệu đưa vào các chương trình du lịch nội tỉnh.

 

vườn-quýt-hồng-lai-vung-hấp-dẫn-cho-du-khách-trải-nghiệm-tại-huyện-lai-vung.jpg
Vườn Quýt hồng Lai Vung, một địa chỉ hấp dẫn du khách trải nghiệm tại huyện Lai Vung.

 

Xây dựng tuyến du lịch nội tỉnh kết nối các điểm du lịch cộng đồng, homestay thành phố Sa Đéc, Vườn quýt hồng Lai Vung – Khu du lịch Văn hóa Phương Nam – Làng Hòa An xưa, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc – Làng du lịch cộng đồng xã Tân Thuận Đông gắn kết với điểm tham quan du lịch sinh thái của tỉnh. Chú trọng và xây dựng phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười hành trình “ba địa phương một điểm đến”, xuất phát từ TP.Hồ Chí Minh đi Long An-Tiền Giang - Đồng Tháp. Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại: Cồn Phú Mỹ (huyện Thanh Bình), Khu du lịch Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu du lịch Xẻo Quýt, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc,...

Ông Ngô Quang Tuyên, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, cho biết, bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đầu tư hạ tầng, thì chất lượng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc trưng của Đồng Tháp đóng vai trò then chốt để thu hút, níu chân du khách; tạo đà cho du lịch phát triển nhanh, mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng vào năm 2020.

 

 

 

Nguyễn Toàn
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top