Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hy vọng Hội nghị lần này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Với chủ đề “Xây dựng kinh tế thế giới sáng tạo, năng động, liên kết và bao dung”, chiều 4/9, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 11 đã khai mạc tại thành phố Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Lễ khai mạc diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo các nước thành viên G20, Chủ tịch luân phiên ASEAN, Chủ tịch liên đoàn châu Phi, lãnh đạo nhiều nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, cùng đại diện của các tổ chức quốc tế lớn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại phiên khai mạc.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nêu rõ những khó khăn, áp lực mà kinh tế thế giới đang đối mặt như đầu tư và mậu dịch toàn cầu tiếp tục bị thu hẹp, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu thế gia tăng ảnh hưởng đến thể chế kinh tế đa phương, tình trạng lão hóa trong độ tuổi lao động đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nhiều nước, cải cách trong quản lý tài chính tuy có bước phát triển thuy nhiên vẫn trong tình trạng tích tụ bong bóng, mất cân bằng…
Về tổng thế, kinh tế thế giới tuy đà phục hồi nhưng vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ, thị trường tài chính vẫn tồn tại nhiều bất ổn.
Trước những khó khăn mà kinh tế thế giới đang đối mặt, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một số đề xuất để kinh tế thế giới tiến lên và duy trì trên con đường phát triển lớn mạnh, bền vững, cân bằng và dung hòa tổng thể như: tăng cường điều phối kinh tế vĩ mô, hợp lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu, giữ gìn nền tài chính ổn định; sáng tạo phương thức phát triển, khơi gợi động lực tăng trưởng; hoàn thiện các cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu; xây dựng mô hình kinh tế thế giới mở, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa trong thương mại và đầu tư; triển khai kế hoạch hành động nghị trình phát triển bền vững đến năm 2030, thúc đẩy phát triển mang tính bao dung.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ông Tập Cận Bình cũng bày tỏ hy vọng Hội nghị lần này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Ông Tập Cận Bình nói: “Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ với các nước tổ chức các phiên đối thoại, lắng nghe ý kiến của các bên với phương châm rộng mở, minh bạch.
Tôi hy vọng, trong hai ngày thảo luận tiếp theo, chúng ta tiếp tục nỗ lực hợp trí, hợp lực để đạt mục tiếu thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới”.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá tích cực công tác chuẩn bị của Trung Quốc đối với Hội nghị lần này, cho rằng với vai trò là nước chủ nhà, Trung Quốc đã thúc đẩy hội nghị đạt được 2 bước tiến lớn đó là kế hoạch hành động cho chương trình phát triển bền vững và việc Trung Quốc và Mỹ cùng nộp văn kiện phê chuẩn “Hiệp định Paris” về chống biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng việc đưa ra được kế hoạch hành động phát triển bền vững đã khó, nhưng việc triển khai trên thực tế còn khó hơn. Ông kêu gọi tất cả các nước hợp tác để thực thi kế hoạch hành động phát triển bền vững.
Sau phiên khai mạc, trong 2 ngày tới sẽ diễn ra các phiên thảo luận tập trung vào 5 nội dung chính là: Tăng cường điều phối chính sách, sáng tạo phương thức tăng trưởng mới; tìm kiếm cơ chế quản lý kinh tế tài chính toàn cầu hiệu quả hơn; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư và mậu dịch toàn cầu; tìm kiếm phương thức phát triển bao dung và liên kết; những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.