Nghị quyết của Hội đồng Bảo an vừa cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng dệt may vừa khống chế hạn mức dầu thô và các sản phẩm xăng tinh luyện mà nước này có thể nhập khẩu.
Theo nghị quyết này, những mặt hàng mà Triều Tiên bị hạn chế nhập khẩu còn bao gồm cả khí thiên nhiên ngưng tụ và khí thiên nhiên lỏng.
Nghị quyết cũng nói rằng nếu các nước láng giềng nghi ngờ tàu bè quá cảnh Triều Tiên có chở theo các mặt hàng cấm thì các tàu đó nên được giới chức có thẩm quyền kiểm tra.
Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 6 của họ, nghi là diễn ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở tỉnh Bắc Hamgyong của nước này.
Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Liên đoàn Khoa học gia Mỹ nói với đài Sputnik vào tuần trước: “Sức công phá mà tôi nghe người ta nói tới dao động từ 100-250 kilton, tùy thuộc vào người mà quý vị hỏi. Như vậy là tăng đáng kể so với mức 10-20 kiloton mà họ đạt được trong các vụ thử hạt nhân trước đây”.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, cho biết “mối quan hệ mạnh” giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đóng vai trò lớn trong việc thông qua được nghị quyết mới này của HĐBA LHQ.
Nhà ngoại giao cho biết thêm: “Nếu Triều Tiên nhất trí ngừng chương trình hạt nhân, họ có thể đón nhận tương lai của mình. Nếu họ chứng minh được là mình có thể sống trong hòa bình thì thế giới sẽ tồn tại trong hòa bình với họ”.
Dẫn lại lời tuyên bố của tướng Mỹ Joe Dunford rằng “Mỹ tập trung vào con đường hòa bình phía trước”, bà Haley khẳng định Mỹ không tìm cách tham gia một cuộc chiến nữa trên bán đảo Triều Tiên trừ phi nước này vượt qua ranh giới liên quan đến chương trình hạt nhân của họ.
Bà Haley nói: “Chúng tôi không thích thú gì khi hôm nay phải tăng cường biện pháp trừng phạt. Chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh. Chế độ Triều Tiên chưa vượt qua điểm mấu mà tại đó họ không thể quay đầu”.
Theo Sputnik/VOV
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.