Hôm nay (30/12), Hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu lực sau khi được phê chuẩn bởi quá bán, tức là 6 nước trở lên trong số 11 nước liên quan.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản không có Mỹ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với sự tham gia của Nhật Bản và 10 nước khác bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (30/12).
CPTPP có hiệu lực từ ngày 30.12, và đợt giảm thuế đầu tiên cũng vừa được khởi động. Ảnh: Monash Lens - Monash University. |
Hiệp định này tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường gồm 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực. Hiệp định này cũng từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Chính phủ Nhật Bản coi hiệp định thương mại này là bước quan trọng nhằm mở rộng các quy định tự do và công bằng ra khắp thế giới, trong khi chính phủ Mỹ đang đưa ra các chính sách bảo hộ. Mỹ đã rút khỏi hiệp định TPP.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tích cực tăng cường số thành viên CPTPP. Nhật Bản hi vọng có thể bắt đầu đàm phán một cách cụ thể tại cuộc họp cấp bộ trưởng tại Nhật Bản vào ngày 19/1.
Ngoài CPTPP, chính phủ Nhật Bản cũng đang hướng tới một số các hiệp định thương mại khác. Hiệp định Đối tác Kinh tế giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2019.
16 nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang cố gắng hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trước khi kết thúc năm 2019. Trong số các nước tham gia hiệp định này có Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.