Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 5 năm 2017 | 9:38

Hội đàm Pháp - Đức tạo cơ hội hồi sinh các dự án Liên minh châu Âu

Chiều tối (15/5 - theo giờ địa phương), tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến thủ đô Berlin, Đức hội kiến với Thủ tướng Đức Angela Merkel). Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Macron trên cương vị Tổng thống Pháp.

hoi dam phap duc tao co hoi hoi sinh cac du an lien minh chau au hinh 1
Tân Tổng thống Pháp Macron (phải) nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: Independent.

Đồng thuận và nống ấm là những gì mà người ta có thể dễ dàng nhận thấy sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp.

Theo đánh giá của giới truyền thông, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Pháp đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt ngay từ đầu từ phía Đức. Ngay khi xe chở ông Macron đến văn phòng Thủ tướng đã có rất đông người hát và nhảy múa ở bên ngoài để chào đón ông. Đây được xem là một động thái chưa có tiền lệ trong hoạt động ngoại giao của Đức đối với các nguyên thủ của Pháp như trước đây.

Điều này càng được thể hiện rõ sau những gì mà hai nhà lãnh đạo cho biết sau cuộc hội đàm.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung, sau hội kiến với Thù tướng Đức, ông Macron nhấn mạnh rằng việc hợp tác giữa Pháp và Đức cần những hành động thực tế hơn. Tân Tổng thống Pháp cũng hy vọng rằng Pháp và Đức sẽ vạch ra được một lộ trình cải cách Liên minh châu Âu (EU) trong vài tuần tới. Ông Macron mong muốn trong tương lai Liên minh châu Âu sẽ bớt quan liêu hơn và có khả năng tự bảo vệ tốt hơn. Đối với Pháp, việc thay đổi hiệp ước châu Âu trong việc cải tổ Liên minh châu Âu không phải là một điều cấm kỵ.

Ông Macron nói: “Chủ đề của sự thay đổi hiệp ước không phải là điều cấm kị với Pháp. Đối với tôi, điều này không xảy ra. Tôi mong rằng Liên minh châu Âu sẽ có một lộ trình chung - một lộ trình khôi phục triển vọng và sự hiệu quả thực tế đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu, đối với Liên minh châu Âu. Và nếu trong tiến trình này, cần đến những sự thay đổi về mặt thể chế, cần đến những hiệp ước mới thì chúng tôi đã sẵn sàng”.

Về vấn đề nợ công, Tổng thống Pháp cho rằng các công ty của châu Âu cần vững vàng hơn trước làn sóng tự do thương mại. Ông Macron cũng làm rõ rằng ông chưa bao giờ ủng hộ ý tưởng về một trái phiếu châu Âu cũng như việc chuyển nợ công của từng quốc gia trong khu vực trở thành khoản nợ của khu vực.

Về phần mình, Thủ tướng Đức cho rằng đây là một thời khắc quan trọng của Liên minh châu Âu và Liên minh châu Âu chỉ mạnh khi nước Pháp mạnh. Đồng ý với ý tưởng cải tổ Liên minh châu Âu và sẵn sàng thay đổi hiệp ước nhưng theo bà Merkel, trước hết các bên phải xác định mong muốn Liên minh châu Âu cải tổ điều gì sau đó mới bắt tay tiến hành các bước tiếp theo.

Bà Merkel hy vọng Đức và Pháp sẽ phối hợp tốt với nhau để vạch ra được một lộ trình giúp quá trình hội nhập của Liên minh châu Âu trở nên sâu sắc hơn, đồng thời giúp khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có khả năng chống chọi tốt hơn trước các cuộc khủng hoảng.

Thủ tướng Đức Merkel nói: “Chúng tôi biết rõ mối quan hệ Đức- Pháp có vai trò quan trọng như thế nào. Đây là mối quan hệ thân thiện, phát triển theo thời gian trong toàn bộ lịch sử của Đức. Tôi nhận thức rõ trách nhiệm mà chúng tôi có trong khoảnh khắc đặc biệt này của Liên minh châu Âu và chúng tôi cần có những quyết định đúng đắn. Chúng tôi nhất trí thúc đẩy hợp tác thân thiện và chặt chẽ hơn nhằm mang lại lợi ích cho người dân hai nước”.

Giới phân tích nhận định, sở dĩ Đức đón tiếp ông Macron nồng hậu như vậy một phần là do giới chức Đức đã phần nào “giải tỏa tâm lý” sau khi ông Macron – một người có tư tưởng thân Liên minh châu Âu – đắc cử Tổng thống Pháp, chứ không phải ứng cử viên Marine Le Pen – một người có tư tưởng xa Liên minh châu Âu và bài ngoại, bước trên thảm đỏ ở điện Elysee. Phần là còn vì, ở ông Macron, bà Merkel tìm thấy được một đối tác mà bà có thể chia sẻ những tham vọng trong việc định hình lại Liên minh châu Âu sau sự ra đi của Anh.

Với Đức – nền kinh tế đầu tàu của Liên minh châu Âu, mối quan hệ động lực truyền thống Pháp – Đức có vai trò quan trọng nền tảng đối với Liên minh châu Âu vốn đang bị lung lay trong những năm gần đây, sau sự ra đi của Anh. Cuộc gặp ngày hôm qua (15/5) được xem là một nỗ lực nhằm truyền thêm sinh lực cho quan hệ đối tác quan trọng này trong Liên minh châu Âu./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top