Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 1 năm 2017 | 10:26

Iraq giành lại 60% lãnh thổ phía Đông Mosul từ IS

Ngày 1/1/2017, chỉ huy Lực lượng Chống khủng bố (CTS) của Iraq, Trung tướng Abdulwahab al-Saadi cho biết, các lực lượng nước này đã giành lại khoảng 2/3 lãnh thổ phía Đông của thành phố Mosul từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sau khi mở màn chiến dịch tấn công giành lại thành phố này vào giữa tháng 10/2016.

iraq gianh lai 60 phan tram lanh tho phia dong mosul tu is hinh 1
Lực lượng Iraq làm nhiệm vụ ở khu vực phía đông Mosul. (Ảnh: Reuters)

Còn theo cảnh sát liên bang, lực lượng an ninh của Iraq đã gần như kiểm soát hoàn toàn khu vực Intisar và Siha sau khi quét sạch nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Salam thuộc tỉnh Mosul.

Thiếu tướng cảnh sát Ali Lami cho biết: “Lực lượng của chúng tôi đang tiến quân theo kế hoạch chung. Chúng tôi di chuyển chậm theo hướng dẫn của tham mưu trưởng quân đội nhằm mục đích bảo vệ dân thường. Hầu hết các khu vực đụng độ quân sự đều có dân thường, vì vậy chúng tôi tránh sử dụng tên lửa và súng cối nhằm đảm bảo tính mạng cho người dân”.

Với sự trợ giúp của liên quân quốc tế chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, quân chính phủ Iraq ngày 17/10 đã phát động chiến dịch quân sự được coi là có quy mô lớn nhất kể từ năm 2003 nhằm giành lại Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq - cách thủ đô Baghdad khoảng 400km về phía Bắc.

Chiến dịch có sự tham gia của khoảng 100.000 người, bao gồm các lực lượng quân đội và cảnh sát Iraq, các tay súng người Kurd và lực lượng dân quân Hồi giáo dòng Shi'ite. Hiện hàng trăm nghìn dân thường vẫn còn mắc kẹt trong thành phố lớn thứ 2 này của Iraq, khiến các lực lượng của Iraq và đồng minh chậm đà tiến quân và phải thận trọng./.

Theo Reuters/VOV

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top