Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 9 năm 2021 | 11:48

Kháng thể của lạc đà có hiệu quả ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và các biến thể

Theo các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Y tế VIB-Ugent (Bỉ), kháng thể sản sinh từ lạc đà không bướu có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và các biến thể virus dễ lây lan hơn.

lạc-đà-không-bướu-llama-ảnh-sputnik.jpg
Lạc đà không bướu (llama). Ảnh: Sputnik

 

Theo đài Sputnik (Nga), các nhà nghiên cứu tại VIB-Ugent đã lấy kháng thể từ một con lạc đà không bướu có tên Winter để tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, kháng thể của con lạc đà này có hiệu quả ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó. Các kháng thể nhỏ bất thường của lạc đà không bướu đã được liên kết với một phần cụ thể trên protein đột biến của virus, bảo vệ nó khỏi sự lây nhiễm.

“Kích thước rất nhỏ của kháng thể lạc đà không bướu cho phép chúng tiếp cận được tới các phần cụ thể trên protein gai của virus mà các kháng thể thông thường khó tiếp cận”, tờ New York Post (Mỹ) dẫn lời Xavier Saelens, trưởng nhóm nghiên cứu của VIB-Ugent, cho biết.

Bà Dominique Tersago, Giám đốc y tế của VIB-UGent, nhận định, phát hiện kháng thể trong lạc đà không bướu là một “bước đột phá” tiềm năng. Song, kháng thể này có thể được bổ sung vào các loại vaccine, chứ không thay thế hoàn toàn vaccine Covid-19. Loại kháng thể này sẽ tăng cường khả năng bảo vệ những người có hệ miễn dịch yếu hơn và điều trị những người mắc bệnh nặng trong bệnh viện.

Đây không phải là lần đầu tiên lạc đà không bướu được coi là “ứng viên” hàng đầu trong việc giúp thế giới đối phó với dịch bệnh nguy hiểm. Hồi năm 2016, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kháng thể của con vật này có hiệu quả chống lại virus Corona gây dịch SARS và MERS, có liên quan đến đại dịch Covid-19.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một số loài động vật, chẳng hạn như lạc đà không bướu, sản sinh ra một loại kháng thể khác với con người, gọi là “kháng thể nano”. Loại kháng thể này được cho là rất ổn định, có khả năng lưu trữ trong thời gian dài hơn sau khi sản xuất. Các kháng thể nano cũng có thể được đưa trực tiếp đến phổi - một lựa chọn khiến chúng trở nên đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh hô hấp như Covid-19.

 

Hải Vân
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top