Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 11 năm 2019 | 11:20

Nghề giáo không có tâm, tầm hỏng cả thế hệ trẻ

Nhân Ngày nhà giáo 20/11, gặp gỡ cô giáo giảng dạy bậc tiểu học ở Hà Nôi, chúng tôi mới thấy hết cái tâm, tầm của việc trồng người quan trọng như thế nào.

Gặp cô giáo Lương Thị Quỳnh Hương, giáo viên chủ nhiệm Lớp 1B, Trường Tiểu học Chu Văn An, phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội), nghe cô kể, cô đã có 29 năm dạy học, trong đó có 25 năm giảng dạy ở Tiểu học Thuỵ Khuê; 16 năm chuyên dạy học sinh lớp 1. Ngoài ra, còn có 5 năm làm Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn.

 

img_92311.JPG

Cầm tay, uốn chữ cho các con trong giờ học 

 

Có mặt sau giờ tan học buổi chiều ở khối lớp 1, chúng tôi thấy cô giáo Hương vẫn đang cầm tay, hướng dẫn cho 1 nhóm 5- 6 bạn nhỏ, đang đứng chờ đến lượt, để được chữa bài, đánh vần, và viết lại những chữ vừa học trên bảng.

Hoá ra, đây là những bạn viết chậm, viết chưa đúng, và chưa biết cách đánh vần những chữ khó, có nhiều âm tiết, để theo kịp các bạn cùng trang lứa. Chưa kể, trong số này còn có một số bạn chưa hoàn thành xong bài tập về nhà hôm trước.

Vậy là phải “dồn toa”, bài hôm nay, chồng lên bài hôm trước, khá mệt cho cả cô và trò, sau 1 ngày trên lớp.

Ở môn toán, cũng không kém phần nan giải, số học sinh phải lên sửa lại bài khá đông, đó là các lỗi như: chưa biết điền vào chỗ trống các dấu: > (lớn), < (bé), = (bằng); hoặc 0 + 0 = (các con còn để trống rất nhiều).

Cô Hương đã nhắc lại một cách chậm rãi: một số cộng với 0, thì bằng chính số đó, và cho ví dụ cụ thể, để các con hiểu và nhớ lâu hơn.

Đây là phần sửa bài cũ, còn trong giờ dạy bài mới, cô giáo thường phải đến từng bàn, dừng  lại ở  những cháu viết chậm, tiếp thu chậm, để cầm tay uốn chữ. Sau đó, dạy đánh vần, dạy đưa nét bút, hoặc cách làm toán.

Ngoài ra, cũng theo cô Hương thì, dạy trẻ lớp 1, không chỉ đơn thuần là  viết chữ, làm tính, đánh vần. Cái khó nhất là xây dựng được nếp học, sự ham thích học hỏi, tìm hiểu, thích khám phá kiến thức hàng ngày. Do thời đại ngày nay có quá nhiều cái hấp dẫn, cuốn hút các con, dẫn đến sao nhãng việc học.

 

img_9261-21.JPG

Sửa bài cho các con sau giờ học

 

Một tiết học đem lại niềm vui cho mình nhiều nhất, đó là các con hợp tác với mình nhiều nhất, và cũng là tiết học thành công nhất.

“Mặt khác, đã gắn bó với nghề, phải hy sinh, từ cầm tay, dạy đánh vần và đưa nét chữ, làm gì cũng phải nhiệt huyết, và phải có tâm, như mình dạy con mình ở nhà. Trong giờ học không được sao nhãng; rửa bát hay quyét nhà cũng vậy, làm việc gì cũng phải chú tâm, có trách nhiệm mới thành công được.

Ở nhà, bố mẹ các con, có thể do công việc bận rộn, không giúp các con ôn luyện, làm bài tập về nhà; đến trường, cô giáo cũng không lưu tâm, thì làm sao các cháu tiến bộ được.

Mình không có tâm “hỏng” cả 50 đứa trẻ, vì vậy, mỗi ngày lại cố với các con một chút, ngày nào cũng như ngày nào, trong suốt 29 năm qua, nhất là 16 năm chuyên phụ trách lớp 1.

Dạy trẻ ở lứa tuổi này, nếu không có tâm, “tầm”cũng như người thợ xây, đặt viên gạch đầu tiên, nếu không ngay ngắn từ đầu, thì bức tường sẽ xiêu vẹo, tâm hồn con trẻ cũng sẽ bị lệch lạc ” – Cô giáo Hương chia sẻ.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết: “Năm học 2019 – 2020, nhà trường có 9 lớp 1, gần 400 học sinh. Chủ đề của năm học là “Thiếu nhi Thủ đô đoàn kết, chăm ngoan”.

 

img_92491.JPG

Niềm vui của cô trò khi có học sinh được nhận phần thưởng trong tháng

 

Tại các khối lớp 1, 2, 3 có Hội vui học tốt; khối lớp 4, 5 có Hội làm báo tường, các con viết, vẽ về thầy cô giáo, mái trường, bạn bè. Khối lớp 1, 2, 3 còn có thêm Hội thi biểu diễn văn nghệ, theo các chủ đề trên.

Đặc biệt, năm nay, học sinh Khối lớp 4, 5, còn có Hội thi “Nét đẹp thầy trò”; tổ chức cho các con làm thiệp tặng các thầy cô đã nghỉ hưu, và đang giảng dạy tại trường, nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11”.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top