Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 6 năm 2017 | 8:0

Nông trại tiền tỷ ở Sa Pa

KTNT - Trên địa bàn huyện Sa Pa (Lào Cai) đã và đang hình thành nhiều nông trại vừa và nhỏ nuôi cá đặc sản, trồng hoa và rau sạnh, chuyên cung cấp cho thị trường tại chỗ (chiếm 70%), phần còn lại chuyển về Lào Cai, hoặc xuất sang Trung Quốc... Các sản phẩm trên không những đem lại nguồn thu ổn định cho người dân mà còn thu hút khách du lịch.

Bà con dân tộc Mông chăm sóc hoa trong trang trại của ông Hải.

Ông Lê Thanh Hải, tổ 12, thị trấn Sa Pa, cho biết, trước đây ông kinh doanh khách sạn song có lẽ chưa phải là “bến đỗ” cuối cùng, nên ông chuyển sang làm nông trại. Rất may, đây chính là bước ngoặt để ông biết du khách có nhu cầu  như thế nào. Theo đó, hoa tươi, rau, cá sạch là điều không thể thiếu trong bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Tuy nhiên, bước khởi đầu không đơn giản, do ông phải san tạo quả đồi 2ha bằng phương pháp thủ công vì máy móc không leo được dốc đứng. Tiếp theo là bước xây dựng nhà lưới; đào ao thả cá; trồng hoa, rau... Lúc đầu, ông chỉ nuôi cá truyền thống thì vài năm trở đây ông đã chuyển sang nuôi cá tầm, cá hồi, thu lãi cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, từ chỗ chỉ nuôi 1.000 - 2.000 con mỗi loại, nay ông đã nâng lên 5.000 con.

Ông Hải cho biết, cá hồi sau 9 tháng nuôi có thể thu hoạch, cá tầm thì khoảng 18 tháng, trọng lượng từ 1,5 - 3kg, cả 2 loại đều có giá 200.000 đồng/kg. Thức ăn cho cá phải nhập khẩu, bình quân 40.000 - 55.000 đồng/kg. Điều quan trọng là phải nuôi bằng nước sạch đầu nguồn. Hiện, trang trại của ông không đủ cá cung cấp cho thị trấn. Được biết, mỗi năm ông Hải thu lãi gần 250 triệu đồng nhờ nuôi cá, tạo việc làm cho 3 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.

Nằm liền kề khu nuôi cá là khu trồng hoa, lúc mới lên trang trại, ông Hải chủ yếu trồng hoa hồng cổ, hồng leo, mai trắng, là những loại đặc trưng của Sa Pa; sau phát triển thêm dâm bụt Nhật, phong lữ thảo, dạ yến thảo, cây đèn lồng. Hoa hồng từ lúc chiết cành đến lúc ra hoa, cho vào chậu phải mất 6 tháng, có thể để lâu dài trong chậu nếu chăm sóc tốt. Ông Hải cho biết, hoa hồng cổ Sa Pa gần như giữ được “phiên bản gốc” từ nước Pháp hàng trăm năm qua. Hoa hồng cổ có 2 loại: hồng leo và hồng truyền thống, cả 2 đều có mùi thơm quyến rũ.  Nếu như năm đầu tiên ông Hải mới có 50 chậu hoa các loại thì nay con số này đã lên tới vài trăm chậu, với đủ kích cỡ, có giá từ 50.000 - 300.000 đồng/chậu. Hiện, khu vực trồng hoa có 2 người chăm sóc, với mức lương 5triệu đồng/người/tháng.

Ông Lê Thanh Hải đang thu hoạch cá tầm.

Chiếm trên một nửa diện tích trang trại của ông Hải là khu trồng rau. Để có nguồn rau sạch cung cấp cho thị trường, ông Hải phải mua phân gà ở thị trấn và các vùng lân cận về. Vì vậy, rau ít sâu bệnh, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, không phải dùng phân bón lá. Khu trồng rau trên 1ha của ông đã cho thu hoạch 4- 5 năm nay, bình quân lãi ròng 150 - 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 4 lao động với mức thu nhập 4triệu đồng/người/tháng. Doanh thu toàn trang trại đạt trên 1,5 tỷ đồng/năm; lãi ròng 650 triệu đồng/năm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sa Pa, cho biết: “Hiện, Sa Pa có trên 150ha hoa, trong đó có 70ha hoa lily, 30ha hoa hồng cổ, nằm rải rác quanh thị trấn và trong các trang trại. Doanh thu từ hoa lily 3 tỷ đồng/ha, hoa các loại 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, hoa hồng cổ 200 - 300  triệu đồng/ha.  Ngoài ra, còn có 70.000 chậu địa lan. Điều đáng ghi nhận là, có tới 50 - 60% hoa lan ở Sa Pa do bà con các dân tộc thiểu số trong vùng trồng. Có 65 trang trại, trong đó có 30 trang trại quy mô lớn như của ông Hải, còn lại là các trang trại vừa và nhỏ. Ngoài ra, Sa Pa còn có 65 cơ sở nuôi cá nước lạnh, hàng năm cung cấp ra thị trường 300 tấn cá sạch, trong đó 75% là cá hồi, còn lại là cá tầm.

Phát huy thế mạnh nông nghiệp để cung cấp các sản phẩm đặc trưng cho ngành du lịch đang là hướng đi Sa Pa lựa chọn và thực tế đã chứng mình, đây là hướng đi bền vững.

  Dương An Như

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top