Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 6 năm 2016 | 9:23

Quan hệ Nga- Mỹ sẽ thế nào khi Mỹ có tân Tổng thống?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cảnh báo rằng nếu đối thủ của mình, ông Donald Trump thắng cử, “Họ sẽ ăn mừng tại Kremlin”. Liệu bà ấy nói có đúng không? Và liệu điều này có nghĩa rằng, nếu Clinton thắng cử, bà ấy sẽ là “thảm họa” đối với Moscow?

quan he nga- my se the nao khi my co tan tong thong? hinh 0
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (Ảnh AP).

Chấp nhận bất kỳ kết quả nào với thái độ bình tĩnh

Giả định rằng Moscow ủng hộ chiến thắng của ông Trump, căn cứ theo những lời nhận xét của Tổng thống Nga Putin về người đại diện “phá cách” của đảng Cộng hòa này, là một sự thổi phồng. Trước đó ông Putin từng nói ông ấy [Donald Trump] là “một người thực sự xuất sắc và tài năng, không còn nghi ngờ gì nữa".

Khi được hỏi về lời bình luận của bà Clinton rằng, nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ "Họ sẽ ăn mừng tại Kremlin", phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tỏ vẻ ngạc nhiên: "Điều gì là lý do để ăn mừng chứ?".

Ông Peskov sau đó giải thích rằng Moscow sẽ coi người được đa số phiếu bầu của người dân Mỹ là Tổng thống "tốt nhất", bất kể đặc thù của hệ thống bầu cử Mỹ như thế nào.

Mặc dù có sớm nói đến việc ông Trump là ứng cử viên ưa thích của Moscow, nhưng dường như Kremlin và chính giới Nga không thực sự nghiêng về bên nào trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Họ có vẻ là sẵn sàng chấp nhận bất kỳ gương mặt mới nào tại Washington với lý do đơn giản là không ai ở Moscow ảo tưởng về một mối quan hệ sẽ được cải thiện với Mỹ trong tương lai gần. Và xa hơn cũng chưa…

quan he nga- my se the nao khi my co tan tong thong? hinh 1
Tỷ phú Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Nữ chiến binh hay nhà ngoại giao?

Nếu bà Hillary Clinton được bầu làm Tổng thống, Moscow nên quên đi việc "thiết lập lại" mối quan hệ và thậm chí Chiến tranh Lạnh còn có thể biến thành một cuộc Chiến tranh Nóng. Đây là quan điểm được nêu ra trong một chương trình phát thanh mới đây của Mikhail Khazin, một nhà kinh tế Nga nổi tiếng với quan điểm chính trị chống phương Tây mạnh mẽ.

Tuy nhiên, Fyodor Voitolovsky, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Khoa học Nga có trụ sở tại Moscow, bình luận trên RBTH, cho biết: "Một cuộc chiến tranh ư? Tung ra các tên lửa hạt nhân ư? Nào, chúng ta hãy nghiêm túc một chút đi! Có những lời hoa mỹ chỉ nói khi tranh cử. Và có những thực tế trên mặt đất. Đó là sự khác biệt rất lớn. Bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đòi hỏi tìm kiếm sự thỏa hiệp, cho dù chuyện gì xảy ra".

- Ông có tin rằng Tổng thống Clinton sẽ sẵn sàng cho sự thỏa hiệp?

"Trước hết, điều quan trọng là chúng ta phải sẵn sàng. Moscow có nhiều kinh nghiệm trong việc cư xử với tất cả các tổng thống Mỹ. Chúng ta đã có biện pháp ứng xử với cựu Tổng thống Reagan và George W. Bush. Tổng thống Bush đã phải thay đổi "giọng điệu" trong quá trình làm việc với ông Putin, như bạn biết đấy.

"Hơn nữa, chồng của bà Hillary, ông Bill Clinton, hồi còn là Tổng thống, đã có mối quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tất cả các điều đó đều được tính đến. Thứ hai, bà Hillary Clinton là một nhà ngoại giao và là chính trị gia giàu kinh nghiệm. Đây là một yếu tố tích cực".

Vì vậy, khó có khả năng là mối quan hệ song phương sẽ bị xấu đi và có thể kết thúc bằng tấn công hạt nhân.

Các tính toán địa chính trị

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, nếu Hillary Clinton thắng cử và trở thành bà chủ Nhà Trắng, liệu đó có phải là bất lợi cho Moscow hay không?

Trả lời phỏng vấn với RBTH, Vadim Kozyulin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Tư vấn chính sách (PIR) có trụ sở tại Moscow, cho rằng người kế nhiệm của ông Obama vẫn duy trì theo đuổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

"Thời Liên Xô cũ, câu chuyện phổ biến trong chính giới nước này là đối phó với nguyên thủ Mỹ là người của đảng Dân chủ thì dễ dàng hơn người của đảng Cộng hòa. Dần dần kinh nghiệm này không còn thích hợp nữa, Moscow hầu như hòa hợp hơn với Tổng thống Mỹ là người của đảng Cộng hòa".

- Vậy, liệu ông Donald Trump có phải là lựa chọn ưa thích hơn cho Moscow?

"Không hẳn. Ông Trump là một người nhiều cảm xúc, thiếu kiến thức tinh tế và kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại. Ông ấy dựa vào chuyên môn của mình là một doanh nhân. Ông không e ngại khi phải sử dụng vũ lực. Vì vậy, nếu ông ấy không đạt được mục tiêu của mình, ông ấy cũng có thể dùng đến sức mạnh".

- Đây lại không phải là điều theo chủ trương của Hillary Clinton trong suốt sự nghiệp chính trị của bà, phải không?

"Đúng thế. Cựu Ngoại trưởng Mỹ đóng vai trò trong các quyết định về việc can thiệp quân sự ở Libya. Hơn nữa, bà ấy vẫn không coi đó là sai lầm. Bà ấy không hài lòng với việc rút quân khỏi Iraq và tin rằng quân đội Mỹ thế nào cũng đạt được kết quả cuối cùng. Hillary Clinton có vẻ luôn lưu tâm đến những chiến dịch của các lực lượng vũ trang Mỹ ở nước ngoài".

- Nếu bà Hillary Clinton chuyển vào Phòng Bầu dục (ý nói trở thành Tổng thống- ND), liệu điều đó có làm leo thang đối đầu quan hệ Mỹ- Nga hay không?

"Không nhất thiết. Bà Hillary Clinton đã phải đi vòng một thời gian khá lâu, và đã học được cách trở nên thực tế. Nếu áp đặt và trừng phạt Moscow không đạt kết quả thì họ sẽ thay đổi chiến lược và chiến thuật. Rốt cuộc thì tất cả người Mỹ đều quan tâm đến giá trị thực của Nga như một đồng minh tiềm năng trong cuộc đối đầu không rõ rệt giữa Mỹ và Trung Quốc".

Về cơ bản, những gì Vadim Kozyulin nói tựu trung là: Không có gì cứng nhắc trong quan hệ ngoại giao cả.

Tương tự như vậy, Fyodor Voitolovsky khuyên là đơn giản hóa vấn đề: "Tôi sẽ đề nghị không nên hân hoan về Donald Trump cũng như không e ngại khủng khiếp về Hillary Clinton".

Đúng là như vậy. Trở lại thời điểm tháng 7/2015, Hillary Clinton đã nhận xét: "... chúng ta phải thông minh hơn trong cách chúng ta ứng phó với Putin và tham vọng của ông ấy. Tôi đã ứng phó được với ông ấy. Tôi biết rõ ông ấy. Ông ấy không phải là một người đàn ông dễ dàng ứng phó... nhưng tôi không nghĩ là có bất kỳ sự thay đổi nào khác so với cam kết".

Tần suất và hình thức của “cam kết” có thể khác nhau, nhưng dù sao đó là một phương án tốt, và cả hai bên đều nhận thức được điều này./.

Theo RBTH/VOV

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top