Ông Jurin cho biết thỏa thuận xuất khẩu sắn được ký với bốn công ty lớn của Trung Quốc để nhập khẩu cả sắn lát và bột sắn cho tỉnh Quảng Tây - một thị trường mới cho ngành xuất khẩu sắn của Thái Lan.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit ngày 21/9 cho biết, nước này đã đạt được một thỏa thuận xuất khẩu sắn trị giá 18 tỷ baht (590 triệu USD) với Trung Quốc.
Theo truyền thông Thái Lan, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại Jurin Laksanawisit dẫn đầu một phái đoàn tới Trung Quốc để dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 16 tại Nam Ninh.
Ông Jurin cho biết thỏa thuận xuất khẩu sắn được ký với bốn công ty lớn của Trung Quốc để nhập khẩu cả sắn lát và bột sắn cho tỉnh Quảng Tây - một thị trường mới cho ngành xuất khẩu sắn của Thái Lan.
Thông thường mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 7 triệu tấn sắn củ trị giá khoảng 20 tỷ baht từ Thái Lan. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ nhập khẩu 3 triệu tấn sắn củ của Thái Lan trong năm 2018.
Hiện nay, Thái Lan đang hối thúc Trung Quốc nối lại các hạn ngạch nhập khẩu 2,6 triệu tấn sắn lát và 80.000 tấn bột sắn với tổng trị giá 18 tỷ baht.
Ông Jurin cho biết thêm hai nước cũng đang đàm phán về việc thực hiện một bản ghi nhớ (MoU) được ký trước đây khi Trung Quốc đồng ý nhập khẩu 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan.
Cho đến nay, Trung Quốc mới nhập 700.000 tấn gạo và còn 1,3 triệu tấn cần phải được thực hiện theo thỏa thuận này.
Thái Lan và Trung Quốc còn thảo luận về thực hiện một Bản ghi nhớ (MoU) khác liên quan đến việc Trung Quốc đồng ý nhập khẩu 200.000 tấn cao su từ Thái Lan.
Cho đến nay, chỉ 16.000 tấn cao su Thái Lan được xuất khẩu sang Trung Quốc theo thỏa thuận này và chưa rõ tại sao các mục tiêu nhập khẩu chưa được hoàn thành./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.