Tại xã Hải Châu (Tĩnh Gia - Thanh Hoá), hàng nghìn hộ dân đang “khát nước sạch”, do phải sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng. Điều đáng nói, thực trạng này diễn ra hơn 40 năm nay nhưng chưa được xử lý.
Để có nước sinh hoạt, các hộ dân phải xây dựng bể chứa, lấy nước mưa.
Cuộc sống đảo lộn
Theo phản ánh của người dân ở xã Hải Châu, vào những năm 1980 – 1981, một cơn bão khủng khiếp đổ bộ vào nơi đây, khiến cho mực nước biển dâng ngập nhà cửa. Cũng từ đó, toàn bộ khu vựa này bị nhiễm mặn và nhiễm phèn nghiêm trọng.
Ông Vũ Khắc Cả (53 tuổi), trú tại thôn Yên Châu, cho biết: “Hơn 40 năm nay, từ khi cơn bão lịch sử đi qua, chúng tôi phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, nhiễm phèn. Không chỉ có vậy, đồng ruộng cũng đành bỏ hoang do cây trồng không phát triển được”.
Nhiều hộ đã bỏ tiền để khoan giếng khơi, nhưng nước không thể ăn được.
Ông Vũ Văn Đại (57 tuổi), ở thôn Bắc Châu, cho biết: “Để có nước sinh hoạt, mỗi sáng sớm tôi phải chạy xe 2km để mua nước sạch về dùng. Còn nước ở giếng, do nhiễm mặn nặng nên chỉ để rửa đồ dùng”.
Nhiễm mặn không chỉ gây nên tình trạng “chết khát” cho hàng nghìn hộ dân mà còn khiến công việc cũng như cuộc sống của họ bị đảo lộn. Do đất không trồng trọt được, nhiều người phải tha hương đi làm thuê kiếm sống.
Ông Phạm Công Nhiên (68 tuổi), thôn Yên Châu, tâm sự: “Trước đây, gia đình sống bằng nghề làm thuốc lào. Nhưng từ khi đất bị nhiễm mặn, không thể trồng trọt được, chúng tôi phải đi làm thuê để có tiền kiếm sống. Công cán chẳng được là bao mà còn phải chi ra để mua thêm nước dùng”.
Có mặt tại khu vực có nước bị nhiễm mặn nặng, chúng tôi thấy đa số các hộ đều xây riêng cho mình bể chứa lớn để hứng nước mưa. Những chiếc giếng khơi, giếng khoan ở đây do bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng nên người dân đành dùng vôi để lắng cho vật nuôi sử dụng. Hàng chục hecta đất nông nghiệp màu mỡ, phù hợp với cây thuốc lào, lạc…, nay đành bỏ hoang.
Ô nhiễm ở mức cảnh báo
Theo số liệu thống kê của UBND xã Hải Châu, toàn xã có hơn 50% số dân trong tổng số 11.000 khẩu đang hàng ngày sử dụng nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, 32/905ha đất canh tác bị bỏ hoang do nhiễm mặn. Trong đó có 5/10 thôn (Yên Châu, Nam Châu, Liên Thành, Liên Hải, Thanh Đông) giáp biển hoặc sát cánh đồng muối, khu vực nuôi tôm có nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng.
Trước thực trạng trên, các hộ dân nhiều lần kiến nghị UBND xã Hải Châu xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch nhưng đến nay vẫn chưa được đáp ứng.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Duy Tân, Chủ tịch UBND xã Hải Châu, cho biết: Thực tế, hàng nghìn người dân tại địa phương đang hàng ngày phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Nguyên nhân chủ yếu là sự xâm thực của biển vào đất liền kết hợp với nghề làm muối và nuôi tôm công nghiệp khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt ở mức cảnh báo.
“Chính quyền đã ý kiến lên các cấp nhiều lần qua các cuộc tiếp xúc cử tri và những lần họp Hội đồng nhân dân huyện. Tuy nhiên, do kinh phí xây dựng nhà máy nước sạch quá lớn nên vẫn chưa giải quyết được.
Trước mắt, chúng tôi kêu gọi những gia đình có nước sạch chung tay, chia sẻ với những hộ dân bị nhiễm mặn để có nước sinh hoạt. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tình thế. Để giải quyết dứt điểm, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp trên”, ông Tân chia sẻ.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.