Thành phố Hà Tĩnh được công nhận là đô thị loại II
Tối 20/4, tại Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và đại biểu các địa phương trong cả nước và đông đảo nhân dân Hà Tĩnh cùng dự buổi lễ.
Thành phố Hà Tĩnh có lịch sử hơn 188 năm hình thành và phát triển. Tỉnh Hà Tĩnh được thiết lập vào năm Tân Mão (năm 1831), là năm vua Minh Mệnh thứ 12. Tỉnh lỵ đặt trên đất xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thị xã Hà Tĩnh được nâng lên thành đơn vị hành chính ngang huyện, trực thuộc tỉnh.
TP Hà Tĩnh là đô thị đang có tốc độ phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực.
Tháng 12 năm 1975, Quốc hội khóa 5, Kỳ họp thứ II quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Thị xã Hà Tĩnh lúc đó không còn là tỉnh lỵ nhưng vẫn được coi là trung tâm chính trị, kinh tế phía Nam của tỉnh. Tháng 9 năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, thị xã Hà Tĩnh trở lại là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 1994, thị xã Hà Tĩnh có 10 đơn vị hành chính gồm 4 phường và 6 xã.
Năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định mở rộng địa giới hành chính thị xã Hà Tĩnh, nhập thêm 5 xã của huyện Thạch Hà vào thị xã. Sau mở rộng, thị xã Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.
Năm 2006, thị xã Hà Tĩnh được công nhận là đô thị loại III. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập thành phố Hà Tĩnh trực thuộc tỉnh với số đơn vị hành chính là 10 phường, 6 xã. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hà Tĩnh.
Sau 12 năm phấn đấu và phát triển, đến nay thành phố Hà Tĩnh tự hào là một trong 29 đô thị loại II của cả nước. Kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,16%/năm; thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 1.642 tỷ đồng, tăng 8 lần so với năm 2006 (thời điểm đạt đô thị loại III), chiếm 1/3 tổng thu ngân sách của các huyện, thị xã trong toàn tỉnh; thu nhập đầu người ngày càng tăng, đạt 47,3 triệu đồng (tăng 3 lần so với năm 2006); cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế đô thị, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 2,26%.
Không gian đô thị phát triển theo hướng mở rộng bền vững. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bước đầu đặt nền móng khởi động các yếu tố cấu thành đô thị thông minh. Hệ thống giao thông nội thị, giao thông đối ngoại được cải tạo và nâng cấp; hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các công viên, hồ điều hòa được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan và môi trường xanh, sạch cho thành phố.
Đặc biệt, trong 3 năm thực hiện Đề án xã hội hoá xây dựng đô thị loại II, thành phố đã huy động được 6.800 tỷ đồng, vượt 38% kế hoạch. Nguồn lực XHH chiếm gần 80% tổng nguồn huy động. Đặc biệt, nhân dân đã tự nguyện đóng góp hàng trăm tỷ đồng, hàng ngàn m2 đất... để xây dựng, chỉnh trang hạ tầng.
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 13/2/2019 công nhận TP Hà Tĩnh là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh.
Với những thành quả đạt được, ngày 13/2/2019 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 175 công nhận thành phố Hà Tĩnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Diễn văn buổi lễ do Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trình bày nhấn mạnh: Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, ghi nhận sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong công cuộc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kiến thiết đô thị.
Thành phố Hà Tĩnh được công nhận đô thị loại II là nguồn động lực to lớn cổ vũ, động viên đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố; từ đây thành phố được nâng lên một vị thế mới, xung lực mới, sức lan toả mới, là tiền đề đặc biệt quan trọng cho giai đoạn xây dựng thành phố Hà Tĩnh phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững...
Sau lễ công bố, đã diễn ra chương trình văn nghệ đặc sắc, tái hiện quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Hà Tĩnh và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật tại trung tâm thành phố Hà Tĩnh.
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành Quảng trường.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.
Sáng 28/11, tại khu Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (TX.Đông Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.