Tối 6/8, theo giờ Philipines, trên trang web chính thức ASEAN 2017 của Philippines đã đăng tải Thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50.
Thông cáo dài 48 trang, kiểm điểm, đánh giá và đề ra phương hướng cụ thể để triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể về chính trị-an ninh, kinh tế, và văn hoá-xã hội.
Về các mối quan hệ đối ngoại, ASEAN khẳng định cam kết tăng cường hợp tác với các đối tác đối thoại, tái khẳng định duy trì vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong việc định hình cấu trúc khu vực, dựa trên các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ARF. .. Trong thông cáo chung cũng có những tuyên bố giữa ASEAN với từng nước đối tác.
Về các vấn đề quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông, Thông cáo cho biết, một số Bộ trưởng ASEAN bày tỏ lo ngại về vấn đề cải tạo đất và những hoạt động tại các khu vực có thể làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Thông cáo cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Các nước tái khẳng định việc cần tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế và tránh những hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, theo đuổi các giải pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa, kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và hoan nghênh dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông vừa được các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc thông qua.
Trong thông cáo chung, các nước ASEAN cũng đề cập đến vấn đề đối phó với các mối đe dọa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên và tình hình ở Trung Đông.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.