Thông tin ông Trump cho rằng Nhật nên bắn hạ tên lửa Triều Tiên được đưa ra trước thời điểm Tổng thống Mỹ đến thăm Nhật Bản ngày 5/11, khởi đầu chuyến công du 5 nước châu Á.
Lực lượng Phòng không diễn tập hệ thống đánh chặn đất đối không PAC-3 tại căn cứ không quân Yokota Mỹ tại Nhật Bản. (Ảnh: AP)
Mối đe dọa từ chương trình vũ khí và phát triển tên lửa của Triều Tiên được dự đoán sẽ là nội dung chính trong chương trình nghị sự của Tổng thống Trump với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Theo Kyodo, Tổng thống Mỹ nói ông không thể hiểu được tại sao đất nước của những samurai lại không bắn hạ các tên lửa.
Bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế để Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, nước này vẫn thực hiện thử nghiệm tên lửa vào ngày 29/8 và ngày 15/9, bay qua vùng phía trên Hokkaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.
Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đã không đánh chặn các tên lửa này vì cho rằng các tên lửa sẽ không đổ bộ vào lãnh thổ Nhật Bản.
Hơn nữa độ cao, tốc độ của tên lửa có thể làm cho việc tiêu diệt chúng trong khi bay trở nên khó khăn và nếu đánh chặn thất bại sẽ khiến Nhật Bản lúng túng đồng thời khuyến khích Triều Tiên.
Bên cạnh thử nghiệm tên lửa, ngày 3/9, Triều Tiên đã thực hiện thử nghiệm hạt nhân thứ 6 và tuyên bố đây là bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo liên lục địa./.
Theo Japan Times/VOV
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.