Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023  
Thứ năm, ngày 6 tháng 10 năm 2016 | 9:56

Trung Đông: Bùng phát căng thẳng giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ

Nguyên nhân của sự bùng phát căng thẳng này được cho là xuất phát từ quyết định mới đây của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ về kéo dài sự hiện diện của quân đội nước này tại Iraq và Syria thêm 1 năm nữa.

Trong một tuyên bố trên truyền hình cùng ngày, Thủ tướng Iraq Heider Abady cảnh báo rằng, sự hiện diện bất hợp pháp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực miền bắc Iraq có thể dẫn tới nguy cơ nổ ra một cuộc “chiến tranh khu vực”. 

trung dong: bung phat cang thang giua iraq va tho nhi ky hinh 0
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ có mặt tại Iraq. (Ảnh Sputnik News).

Thủ tướng Iraq nêu rõ, Iraq phản đối việc quân đội nước ngoài thâm nhập lãnh thổ nước này và hành động của giới lãnh đạo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được dưới mọi góc độ. Iraq đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ không can thiệp vào công việc nội bộ của Iraq, đồng thời tỏ rõ quan điểm không muốn dấn thân vào một cuộc đối đầu với Thổ Nhỹ Kỳ.

Về phần mình, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu nói rằng, sự hiện diện của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại miền bắc Iraq là để huấn luyện lực lượng địa phương Iraq chiến đấu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Vì vậy, việc Quốc hội Iraq ra nghị quyết lên án quyết định kéo dài sứ mệnh của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Iraq là không có lợi cho quan hệ thân hữu giữa hai nước. Trước đó, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus tuyên bố rằng, không ai có quyền phản đối việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đồn trú tại căn cứ Bashiqa ở miền bắc Iraq.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bất ngờ đưa quân vào thị trấn Bashiqa cách thành phố lớn thứ hai của Iraq là Mosoul chỉ vài km hồi cuối năm ngoái. Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã vấp phải sự lên án và chỉ trích gay gắt của chính quyền Iraq. 

Giới chức Iraq coi đây là một sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của Iraq, đồng thời đe dọa đưa vấn đề ra Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Dư luận khu vực lo ngại cuộc khủng hoảng quan hệ ngoại giao vừa bùng phát giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn đến những tác động bất lợi nghiêm trọng lên cuộc chiến chống IS mà cả hai nước đều cùng tham gia./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

  • Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Với phương châm “Lấy chất lượng làm nên thương hiệu”, năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó lưu ý không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng, hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

  • Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Công văn số 2256/UBND-NNTNMT về việc tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Top