Ngày 12/9, Trung Quốc đưa ra đề nghị phía Mỹ báo giá các nông sản mà Bắc Kinh dự định nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng chủ chốt như thịt lợn và đậu tương.
Người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng. (Nguồn: chinadailyhk)
Trung Quốc ngày 12/9 cho biết, đang đưa ra đề nghị phía Mỹ báo giá các nông sản mà Bắc Kinh dự định nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng chủ chốt như thịt lợn và đậu tương, trước thêm cuộc đàm phám thương mại cấp cao song phương dự kiến diễn ra tại Washington của Mỹ trong tháng 10 tới.
Thông báo trên là động thái “thiện chí” mới nhất từ cả Trung Quốc và Mỹ, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã tác động bất lợi tới nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.
Thông báo này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ trì hoãn việc tăng thuế theo dự kiến đối với 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến ngày 15/10 tới.
Trung Quốc trước đó cũng thông báo một danh sách hàng hóa Mỹ được miễn trừ áp thuế quan của nước này, song không bao gồm các mặt hàng nhập khẩu quan trọng như thịt lợn.
Theo người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng, các doanh nghiệp nước này đã bắt đầu yêu cầu phía Mỹ báo giá các nông sản mà họ dự định nhập khẩu.
Ông Gao Feng hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục có các hành động thực tế để tạo các điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước.
Cũng theo ông Gao Feng, danh sách hàng hóa mà Trung Quốc đang yêu cầu báo giá bao gồm những mặt hàng chủ chốt như thịt lợn và đậu tương.
Giảm thâm hụt thương mại đang gia tăng của Mỹ với Trung Quốc lâu nay là một mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến thương mại của Washington với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng cho rằng Trung Quốc đã có hành vi đánh cắp công nghệ của Mỹ và can thiệp không công bằng vào các thị trường.
Kể từ năm 2018 đến nay, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của nhau./.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.