Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và ứng dụng trồng rau phát triển trong bất kỳ môi trường nào, kỹ thuật dùng màng polymer tốn nước ít hơn 90% so với nông nghiệp truyền thống và không cần phải phân phối thuốc trừ sâu.
Chính màng polymer này ngăn chặn virus và vi khuẩn.
Trồng rau không sử dụng đất
Yuichi Mori không trồng rau và trái dưới đất. Anh thậm chí không cần sử dụng đất. Thay vào đó, nhà khoa học Nhật Bản dựa vào một vật liệu ban đầu được thiết kế để điều trị thận của con người - một màng polymer trong suốt và dễ thấm. Cây mọc trên màng có thể lưu trữ chất lỏng và chất dinh dưỡng này.
Ngoài việc cho phép rau phát triển trong bất kỳ môi trường nào, kỹ thuật dùng màng polymer tốn nước ít hơn 90% so với nông nghiệp truyền thống và dẹp luôn nhu cầu phải phân phối thuốc trừ sâu - chính màng polymer này ngăn chặn virus và vi khuẩn.
Đây là một cách mà Nhật Bản - thiếu đất và thiếu nhân lực - đang cách mạng hóa nông nghiệp.
“Tôi đã điều chỉnh các vật liệu được sử dụng để lọc máu trong thận”, nhà khoa học nói.
Công ty Mebiol của ông có bằng sáng chế cho phát minh được đăng ký tại gần 120 quốc gia.
Mebiol nhấn mạnh một cuộc cách mạng nông nghiệp đang diễn ra ở Nhật Bản: Các lĩnh vực đang được chuyển đổi thành các trung tâm công nghệ với sự trợ giúp của Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và kiến thức tiên tiến. Khả năng của công nghệ nông nghiệp để tăng độ chính xác trong giám sát và duy trì cây trồng có thể là điều tối quan trọng trong tương lai gần.
Báo cáo Phát triển Tài nguyên Nước của Liên Hiệp quốc năm nay ước tính rằng 40% sản lượng ngũ cốc và 45% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ bị tổn hại vào năm 2050 nếu suy thoái môi trường và tài nguyên nước tiếp tục ở mức hiện tại.
Các phương pháp canh tác như Yuichi Mori nghĩ ra đã được sử dụng ở hơn 150 địa điểm tại Nhật Bản và các quốc gia khác như Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Phương pháp này là một công cụ đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng lại các khu vực nông nghiệp phía Đông Bắc Nhật Bản bị ô nhiễm bởi các chất gây ra bởi sóng thần và bức xạ sau thảm họa động đất và hạt nhân lớn vào tháng 3 năm 2011.
Sẵn sàng chuyển giao công nghệ
Nhật Bản cam kết giúp các nước châu Phi tăng gấp đôi sản lượng gạo hàng năm, lên 50 triệu tấn vào năm 2030 và các dự án cụ thể đang được tiến hành.
Ví dụ, ở Sénégal, người Nhật đã đầu tư vào đào tạo kỹ thuật viên nông nghiệp và chuyển giao công nghệ chủ yếu liên quan đến thủy lợi.
Do đó, năng suất tăng 4-7 tấn gạo/ha và thu nhập của người sản xuất tăng khoảng 20%.
Chiến lược của Nhật Bản là thúc đẩy đầu tư tư nhân và mở rộng thương mại máy móc nông nghiệp bền vững trên khắp lục địa châu Phi. Ngoài ra, còn có các sáng kiến hợp tác với Việt Nam và Myanmar, cũng như các dự án ở Brazil.
Nhưng mục tiêu chính của cuộc cách mạng Nhật Bản là cải thiện an ninh lương thực của chính mình: chính quyền Nhật Bản muốn sản xuất ít nhất 55% thực phẩm mà nước này cần đến vào năm 2050, với sự đóng góp nhiều hơn từ công nghệ.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.