Những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng khu vực nông thôn phát triển kinh tế theo mô hình mới và đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế phồn vinh, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, môi trường tốt đẹp, văn minh hài hòa,... như những mục tiêu mới về phát triển khu vực nông thôn do Chính phủ Trung Quốc đề xuất từ nhiều năm trước.
Cổng chào của Công xã Tam Qua
“Công xã Tam Qua” ở thành phố Sào Hồ, tỉnh An Huy là một mô hình kết hợp các làng truyền thống nằm ở làng Thang Sơn, thị trấn Bán Thang. Những người xây dựng công xã này đều muốn biến nơi đây trở thành một “làng nông thôn càng giống nông thôn hơn”. Đây là một mô hình làng liên kết kinh doanh điện tử thương mại nông nghiệp sinh thái điển hình hiện nay ở tỉnh An Huy với vốn đầu tư lên đến 300 triệu Nhân dân tệ. Tên gọi “Tam Qua” cũng có sự thú vị của nó, đó là sự kết hợp của ba làng: làng văn hóa phong tục tập quán dân tộc Bí đao, làng kinh doanh nhà nghỉ và ẩm thực Bí đỏ, làng thương mại điện tử đặc sản nông nghiệp Dưa hấu.
Văn phòng đại diện đầu tiên của website thương mại điện tử jd.com tại khu vực nông thôn
“Làng Bí đỏ” chủ yếu khai thác khôi phục văn hóa phong tục tập quán dân tộc trồng trọt có lịch sử hàng nghìn năm ở khu vực Sào Hồ. Tại đây, các bạn có thể quan sát và trải nghiệm các xưởng nghề thủ công truyền thống như xưởng ép dầu, xưởng dệt vải,...
“Làng Bí đao” với phong cảnh trữ tình và môi trường địa lý tươi đẹp giải quyết vấn đề nghỉ ngơi và ẩm thực cho du khách đến thăm. Trong làng này có hơn 40 hàng quán với các phong cách khác nhau để du khách có thể lựa chọn thưởng thức đặc sản trong vùng.
“Làng Dưa hấu” là trọng điểm quan trọng trong xây dựng “Công xã Tam Qua”, là đầu mối đi ra bên ngoài của công xã khi đã xuất hiện trên nhiều mặt bằng thương mại điện tử của Trung Quốc như, jd.com, taobao.com, suning.com,... Ngoài ra, làng này còn có chức năng thu hút khách hàng trực tuyến đến công xã tham quan, mua sắm,...
Gian trưng bày hàng nông sản của Công xã Tam Qua
Mô hình vận hành và kinh doanh của “Công xã Tam Qua” đã thu hút được sự quan tâm của người dân thành phố Hợp Phì và của cả tỉnh An Huy. Các mặt hàng nông sản ở đây đều do chính người nông dân trong công xã trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất. Khi thành lập mô hình làng liên kết này, những người sáng lập đã quyết định xây dựng “Công xã Tam Qua” trở thành một “làng thương mại điện tử”.
Sự ra đời của công xã này cũng đã nói lên sức mạnh của internet khi phủ sóng đến từng thôn làng. Đó là sự kết hợp hoàn hoàn để các mặt hàng đặc sản nông sản có thể tiếp thị ra bên ngoài với chủ trương lấy “trải nghiệm ngoại tuyến, tiêu thụ trực tuyến, doanh nghiệp dẫn đầu, hộ nông dân tham gia, cơ sở trồng trọt, điểm tham quan điển hình” làm mô hình, tái thiết nông thôn trên nhiều lĩnh vực xoay quanh phong tục tập quán nông thôn, văn hóa, du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi, ...
Trục đường chính trong công xã
Với phương châm “cần phải xây dựng công xã thành ‘làng vừa được người nông dân yêu thích, vừa được người thành phố yêu thích’”, Tổng thiết kế mô hình “Công xã Tam Qua”, Tổng Thư ký liên minh hàng nông sản Trung Quốc Tôn Quân cho rằng tận dụng internet lấy tài nguyên du lịch và tư liệu sản xuất của làng sau khi chỉnh hợp kết nối với thành phố sẽ là hướng phát triển của làng nông thôn Trung Quốc trong tương lai.
Nguyên Kha
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.