Trước bối cảnh một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga) cấm xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương tiếp tục có văn bản chỉ đạo về vấn đề này.
Bộ Công Thương vừa có Công văn số 5024/BCT-XNK gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nêu rõ: Tình hình thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường do tác động bởi nhiều yếu tố, như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước (Ấn Độ, UAE, Nga); hiện tượng El Nino gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực, ngũ cốc tại nhiều khu vực; diễn biến địa chính trị còn phức tạp (Nga tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen)...
Để góp phần tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa, bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, Bộ Công Thương đề nghị, hiệp hội và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15-8-2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, đảm bảo cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo tại thị trường trong nước.
Thị trường lúa gạo Việt Nam đang có nhiều biến động sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được ban hành.
Cùng với đó, báo cáo tình hình lượng thóc, gạo tồn kho; tình hình ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo toàn cầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề xuất giải pháp phù hợp với bộ, ngành liên quan.
Trước vấn đề giá gạo toàn cầu đang có xu hướng “nhảy múa” như hiện nay, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đánh giá, việc tăng giá đột ngột như hiện nay đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam thận trọng hơn trong ký kết hợp đồng bởi họ chưa xác định được giá sẽ tăng ở mức độ nào.
“Theo chúng tôi dự báo thì thị trường lúa gạo toàn cầu ở trong trạng thái cung không đủ cầu. Dù vậy đây là thời điểm giá gạo khó đoán định, chính vì vậy doanh nghiệp phải thận trọng hơn trong các hợp đồng mới. Hạn chế bán, tập trung mua hàng để đảm bảo lượng tồn kho cũng như tránh rủi ro và hỗ trợ cho người nông dân”, ông Nam nhấn mạnh.
Cũng theo ông Nam, rất nhiều thông tin cho rằng Việt Nam có thể xuất vượt 7 triệu tấn gạo trong năm nay nhưng nếu nhìn vào nguồn VFA nhận thấy không có nhiều. Do đó, VFA dự báo năm nay xuất khẩu cũng chỉ tương đương năm ngoái - khoảng 6,5 triệu tấn.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…