Lễ hội đua ghe trên sông Như Ý ở xã Phú Hồ (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, thi đua lao động và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lễ hội đua ghe truyền thống năm nay có 7 đội đua với hơn 200 vận động viên đến từ các khu dân cư trên địa bàn cùng nhau tranh tài 10 độ đua, gồm 1 độ cúng, 1 độ phá và 8 độ tiền tại giải đua ghe truyền thống do Khu vực dân cư Sư Lỗ Thượng đăng cai tổ chức.
Lễ hội đua ghe truyền thống năm nay có 7 đội đua với hơn 200 vận động viên đến từ các khu dân cư trên địa bàn cùng nhau tranh tài 10 độ đua, gồm 1 độ cúng, 1 độ phá và 8 độ tiền.
Các đội đua tranh tài hết sức gay cấn, quyết liệt ở các độ Cúng, độ Phá và độ Tiền theo thể thức thi đấu ba vòng sáu tráo và hai vòng bốn tráo theo thể lệ của Ban Tổ Chức.
Hàng ngàn khán giả đã đổ về 2 bên bờ sông Như Ý reo hò, cổ vũ của đến xem và cổ vũ cho các đội đua làm cho không khí càng thêm phần sôi động.
Ông Phan Văn Ngọc, Bí thư Đảng uỷ xã Phú Hồ, cho hay, ngoài ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quê hương thái bình, hội đua có ý nghĩa quan trọng nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy lễ hội văn hóa thể thao truyền thống của địa phương.
Lễ hội đua ghe trên sông Như Ý nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, thi đua lao động và góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Qua đó, thắt chặt hơn tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Với kinh tế của nhân dân trong địa phương còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần đồng lòng đoàn kết của toàn dân khi họ đã hiểu và đặt vấn đề văn hoá dân tộc là cốt lõi của đời sống.
Lễ hội đua thuyền truyền thống cũng nhằm kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023.