Ngày 26/9, tại thành phố Vinh, diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ IV - năm 2024.
Với chủ đề: "Đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội là sự kiện chính trị - xã hội có ý nghĩa to lớn.
Trên địa bàn Nghệ An có 47 dân tộc thiểu số cùng sinh sống đan xen, tập trung ở 12 huyện, thị xã (Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Quỳnh Lưu và thị xã Thái Hòa); trong đó, có 5 dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thành cộng đồng là Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu.
Nhìn lại 05 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ III, có thể khẳng định, cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp các ban, ngành liên quan quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề cấp bách, nâng cao đời sống của người dân.
Toàn cảnh Đại hội. Ảnh: Báo Nghệ An
Các chương trình, đề án, dự án, chính sách tại địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi trên tất cả các lĩnh vực như: Giáo dục và đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, văn hóa, thể thao, du lịch, nông nghiệp và phát triển nông thôn, lao động việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới... được triển khai, thực hiện đúng mục tiêu, địa bàn, đối tượng, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Đến 30/6/2024, vùng dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh đã có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 1 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; bình quân tiêu chí của vùng là 14,34 tiêu chí/xã; có 212 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới.
Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 10/02/2023 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, trên địa bàn 11 huyện, thị trong vùng xây mới, sửa chữa được 7.995 nhà (lắp ghép 3.560 nhà, xây mới 3.398 nhà, sửa chữa 1.037 nhà) đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống.
Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Đại hội. Ảnh: Báo Nghệ An
Công tác bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được xây dựng và củng cố vững chắc, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay; dân chủ cơ sở ngày càng được thực hiện tốt hơn.
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, ông Thái Thanh Quý - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An mong muốn đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh thực hiện tốt 5 việc, đó là: giữ tình đoàn kết; giữ tài nguyên đầu nguồn; giữ gìn bản sắc văn hóa; tự tin, tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên; giữ yên biên giới.
Tại Đại hội, ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tin tưởng: Nghệ An sẽ xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số giàu về kinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc, vững về quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đảng bộ tỉnh, mục tiêu trong Quyết tâm thư của Đại hội, đồng thời, Nghệ An sẽ là hình mẫu để các tỉnh bạn học tập, noi theo cùng phát triển.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.