Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 1 năm 2023 | 21:55

Đi lễ chùa đầu năm mới, nét đẹp văn hóa

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân lưu giữ.

Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Mỗi người đi lễ với những mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Còn nhiều bạn trẻ đi chùa để cầu mong cho một năm mới được "thuận buồn xuôi gió" hay lễ Phật để "cầu được ước thấy" mong cho năm mới có nhiều điều may mắn đến với mình, nhất là trong làm ăn, công tác.

Mùng 2 Tết Quý Mão 2023, phóng viên Kinh tế nông thôn dạo quanh một số chùa trên địa bàn Hà Nội để ghi nhận hình ảnh đi lễ chùa của người dân.

Đi lễ chùa đầu năm không chỉ có các bà...

Mà có cả thanh niên..

Nhiều gia đình còn đưa cả em bé đi lễ chùa.

Nhiều người đi lễ chùa mặc áo dài, thể hiện sự kính trọng Tam bảo.

Công đức vào cho chùa để tôn tạo cảnh quan nhà chùa


Ghi công đức cho khách thập phương

Vui mừng khi ước nguyện của mình được chấp nhận

Lễ chùa đầu năm là nét văn hóa đẹp cần được phát huy, bởi trong những ngôi chùa này ngoài việc thờ Đức Phật còn thờ cả những anh hùng dân tộc, người có công lớn trong dựng nước và giữ nước mà sau khi mất đi đã được nhân dân tôn thờ và phong thành Thánh nhân thì lễ chùa cũng là dịp để giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của Dân tộc. 

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
Top