Mùa mưa bão đang đến gần, hàng trăm hộ dân cũng như các cấp chính quyền địa phương ở Kỳ Sơn (Nghệ An) đang thấp thỏm, lo lắng khi có hàng chục điểm sạt lở núi, sạt lở bờ sông đe dọa tính mạng, tài sản bà con. Vì vậy, ngoài theo dõi diễn biến thời tiết, huyện cũng lên phương án chủ động ứng phó.
Do ảnh hưởng của mùa lũ lụt, mưa bão, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có mưa vừa, mưa to. Nhiều khe, suối lũ quét, có thể làm ngập nhiều nhà dân, nhiều tuyến đường bị chia cắt. Huyện Kỳ Sơn đã thành lập các đoàn kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai tại các xã trọng yếu và các đơn vị có nguy cơ cao.
Nhừng đoạn đượng trọng yếu nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa lũ tại huyện Kỳ Sơn.
Đoàn gồm có ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn, các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, BCH PCTT-TKCN và PTDS huyện, lãnh đạo các phòng. Qua tình hình thực tế ông Vi Hòe, Bí thu Huyện ủy Kỳ Sơn cho biết: “Xuất phát từ đặc điểm tình hình của địa phương và thực tế hậu quả từ lũ lụt gây ra hàng năm, chúng tôi xác định phải lấy phòng làm chính. Bởi vì khác với bão thường được dự báo trước và có thể chống được chứ lũ ống, lũ quét xảy ra rất bất ngờ và hậu quả rất khó lường. Vì thế, để chủ động đối phó với mọi tình huống và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra mọi công tác chuẩn bị của địa phương theo phương châm “4 tại chỗ” đều sẵn sàng”.
Một điểm sạt lở núi xảy ra trên địa bàn bản Xốp Típ, xã Mường Típ huyện Kỳ Sơn vừa qua.
Tránh tình trạng lũ quét bất ngờ ập tới như năm 2022 cuốn đi hàng chục ngôi nhà, gia súc gia cầm. Năm nay, huyện Kỳ Sơn phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định điều chỉnh chủ đầu tư từ huyện Kỳ Sơn sang cho sở NN – PTNT làm công trình kè sông Nậm Mộ với tổng chiều dai 2.420m đang gấp rút khẩn trương thực hiện để hoàn thành.
Sau khi chuyển đổi sang chủ đầu tư sở NN-PTNT Nghệ An, hiện dự án kè sông Nậm Mộ Đang được đẩy nhanh tiến độ.
Lãnh đạo UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện là văn phòng thường trực BCH phòng chống thiên tai huyện, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan. Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại, tham mưu UBND huyện phương án khắc phục. Chỉ đạo các xã, thị trấn thu hoạch hoa màu; khôi phục sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp sau thiên tai, tu bổ cấp các công trình thủy lợi; công trình nước sinh hoạt nông thôn; phối hợp với các phòng ban, đơn vị, địa phương liên quan lập phương án di dời các hộ dân ra khỏi vùng xung yếu. Cập nhật kịp thời mọi thông tin về dự báo, cảnh báo thiên tai từ Trung ương, tỉnh; Trạm Khí tượng huyện; thông tin về mưa, lũ thượng nguồn các sông, suối báo cáo Thường trực BCH phòng, chống thiên tai để có phương án xử lý.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.