Ngày 16/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức đối thoại với hội viên, nông dân tỉnh Sóc Trăng với chủ đề “Nông dân Sóc Trăng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững”.
Tham dự buổi đối thoại có ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và hơn 200 nông dân đại diện cho hội viên, nông dân của tỉnh Sóc Trăng.
Hội viên, nông dân tỉnh Sóc Trăng nêu những khó khăn đang gặp phải.
Tại buổi đối thoại, có 17 ý kiến trực tiếp và trên 35 lượt câu hỏi của hội viên nông dân gửi đến với lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, xoay quanh các nội dung về: Phân bón thuốc trừ sâu, đầu ra cho mặt hàng nông sản, liên kết tiêu thụ sản xuất, xây dựng nhãn mát, thương hiệu cho nông sản ở địa phương,…
Theo ông Dương Hồng Thái, nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng), thời gian qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được hội viên, nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm đồng tình. Tuy nhiên, trong thực hiện gặp khó đầu ra sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là lúa tiêu thụ giá phụ thuộc rất nhiều qua thương lái. Ông Thái đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh có giải pháp đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm giúp hội viên, nông dân an tâm sản xuất.
Ông La Ngọc Anh, nông dân thành phố Sóc Trăng cho biết, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ vận động nhân dân phát triển kinh tế tập thể, cụ thể là thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước được các cấp chính quyền triển khai kịp thời để người dân hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã chưa đạt hiệu quả cao, trình độ và kinh nghiệm của một số hội đồng quản trị của hợp tác xã còn hạn chế do chưa qua đào tạo. Ông kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành có chính sách hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ cho hợp tác xã để có chuyên môn sâu về quản lý, điều hành hoạt động nhằm tạo điều kiện để các hợp tác xã hoạt động đạt hiệu quả.
Ông Danh Phai, hội viên huyện Mỹ Tú cũng kiến nghị đến với UBND tỉnh cần có giải pháp chỉ đạo ngành chức năng tăng cường kiểm soát vật tư nông nghiệp, bởi hiện nay tình trạng mua bán hàng nhái, hàng giả (vật tư nông nghiệp) còn khá nhiều trên thị trường, gây khó khăn cho nông dân trong việc sản xuất.
Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng trong buổi đối thoại với nông dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Vương Quốc Nam đã ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình của hội viên nông dân và tinh thần trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc trả lời các ý kiến của hội viên, nông dân.
Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị, các sở, ngành, địa phương liên quan phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sở, ngành cần tạo điều kiện giúp nông dân phát huy nội lực trong sản xuất nông nghiệp và quy hoạch vùng sản xuất phù hợp với thế mạnh thổ nhưỡng của địa phương. Hội Nông dân tỉnh tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của hội viên nông dân bằng văn bản gửi về lãnh đạo UBND tỉnh để có những chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn kịp thời.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.