Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2023 | 15:41

Mắc kẹt về quy định phòng cháy chữa cháy, nhiều cơ sở kinh doanh đồng loạt kiến nghị

Đại diện Công an thành phố Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành kịp thời tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến PCCC và CNCH.

Đặc biệt, là quy định đối với một số loại hình cơ sở đặc thù qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trên tinh thần hỗ trợ tối đa doanh nghiệp để vừa thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng phải bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Sửa các quy định về phòng cháy chữa cháy để phù hợp với cơ sở đặc thù

Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa  tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn TP Hà Nội”. 

Theo đó, Hội nghị được tổ chức để nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị chức năng về thực trạng công tác PCCC tại các ngành, địa phương, đơn vị và đề xuất kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về PCCC.

Chia sẻ khó khăn trong công tác khắc phục vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, ông Nguyễn Văn Du - chủ hộ kinh doanh karaoke 5 Sao (phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa) - cho rằng, việc phải thiết kế, trang bị hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà với yêu cầu trữ lượng bể nước tính toán trong 3 giờ dẫn tới rất nhiều khó khăn cho cơ sở.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh quán karaoke. Ảnh: Minh Quỳnh

Theo đó, các cơ sở phải đáp ứng khối lượng bể nước lên tới 150 - 250m3; bên cạnh các yêu cầu về phân tán thang bộ thoát nạn, hệ thống hút khói hành lang…

Trưởng ban Quản trị chung cư Muberry Lane (quận Hà Đông) Trần Duy Độ cho rằng, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án nhà chung cư trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải song hành với đại diện chủ sở hữu của cư dân là Ban quản trị.

“Tuy nhiên trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì quy định này chưa rõ ràng, chưa sâu sát, dẫn đến khi có sự cố cháy xảy ra, chủ đầu tư hầu như không có trách nhiệm gì”, ông Trần Duy Độ nêu thực tế.

Theo Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình Nguyễn Bá Suốt, hiện nay các văn bản quản lý về phòng cháy, chữa cháy đối với công trình xăng dầu còn chung chung, chưa trực tiếp, liên quan đến 2 Bộ Xây dựng và Công an với đặc thù riêng dẫn đến rất khó thực hiện.

“Đề nghị cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn để đơn vị dễ thực hiện”, ông Nguyễn Bá Suốt nói.

Trung tá Nguyễn Hùng Nam - Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai - nêu rõ việc phân cấp và giao trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tới UBND các phường mà lực lượng thực hiện chủ chốt là Công an phường đã triển khai.

Trung tá Nguyễn Hùng Nam nhận định, lực lượng này còn kiêm nhiệm nhiều việc, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy chưa đầy đủ nên công tác tham mưu, triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế.

Từ đó, tại một số đơn vị việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích đề ra…

Đại tá Dương Đức Hải - Phó Giám đốc Công an Hà Nội - cho biết, Hà Nội là một trong những thành phố có số lượng cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy nhiều nhất cả nước. Trong khi đó, công tác quy hoạch hạ tầng phục vụ công tác chữa cháy chưa đáp ứng yêu cầu; còn nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ có nhiều sâu hàng trăm đến hàng nghìn mét.

Ngoài ra, hệ thống trụ nước, bể nước, trữ nước phục vụ công tác chữa cháy còn thiếu. Bên cạnh một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thực hiện Luật Phòng cháy và chữa cháy, các văn bản quy phạm pháp luật và điều kiện hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…

Trước những đề xuất của các cử tri, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai khẳng định, với địa bàn Thủ đô khối lượng công việc trong công tác phòng cháy chữa cháy là rất lớn.

Bà Phạm Thị Thanh Mai cho biết, thành phố rất cố gắng để bảo đảm điều kiện cho công tác phòng cháy chữa cháy, từ chế độ chính sách đến đầu tư hạ tầng, tuy nhiên cũng cần sự vào cuộc của tất cả các cấp ngành và nhân dân.

“Với trách nhiệm của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, các ý kiến cử tri sẽ được tổng hợp đầy đủ để chuyển tải tới các cơ quan chức năng, chuyên môn, đồng thời tăng cường giám sát để đánh giá thực tiễn, tổng hợp để cập nhật, hoàn thiện pháp luật”, bà Phạm Thị Thanh Mai nói.

Bỏ tư duy “khoán trắng” công tác phòng cháy chữa cháy cho công an

Theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn yêu cầu lãnh đạo các cấp, các đơn vị phải nhìn nhận, đánh giá, tự soi, tự xét lại chính tại đơn vị mình; phải loại bỏ ngay tư duy "khoán trắng" công tác PCCC và CNCH cho cơ quan Công an. Thống nhất về nhận thức và thẩm nhuần tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác PCCC và CNCH là phải xác định lấy người dân là trung tâm, là chủ thể của công tác này, mọi hoạt động của Cảnh sát PCCC và CNCH phải bảo đảm các quyền lợi cho người dân, có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân; an toàn cháy, nổ để phát triển kinh tế, xã hội, bao đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô và đất nước.

Tiếp tục tăng cường công tác 4 tại chỗ gắn liền trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền địa phương từ cấp TP đến cấp huyện, cấp xã và cánh tay nối dài là các Tổ dân phố, các đội dân phòng. Huy động tối đa các lực lượng tại chỗ và Nhân dân tham gia chữa cháy, nhất là trong "thời điểm vàng" 5 phút kể từ khi vụ cháy xảy ra với phương châm: Lực lượng ở trong dân - Phương tiện ở trong dân - Hậu cần ở trong dân - Chỉ huy ở trong dân.

TP giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê lại tổng kinh phí bố trí cho công tác PCCC và CNCH. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tham mưu UBND TP có phương án phân bổ, hỗ trợ kinh phí cho các quận, huyện thị xã khó khăn, không đủ nguồn kinh phí bố trí cho công tác PCCC và CNCH trên địa bàn.

TP giao Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành việc đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh các cấp về kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH từ năm học 2023 – 2024.

Đề nghị Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội tiếp tục tổ chức tổng kiểm tra, rà soát việc ký hợp đồng mua bán điện, hiện trạng mục đích sử dụng điện, an toàn sử dụng điện của các khách hàng trên địa bàn; kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng điện an toàn nói chung và an toàn về PCCC trong sử dụng điện nói riêng; kiên quyết xử lý vi phạm, ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với các trường hợp ký hợp đồng mua bán điện không đủ các điều kiện, sử dụng điện không an toàn, sử dụng điện sai mục đích... theo đúng quy định của pháp luật.

TP giao UBND các quận, huyện thị xã quyết liệt, chủ động hơn nữa trong việc tuyên truyền, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện việc khắc phục đối với 30% cơ sở trên địa bàn quản lý và đến năm 2025 hoàn thành việc khắc phục đối với 100% cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022; khắc phục 100% công trình vi phạm chưa được nghiệm thu về PCCC…

Siết chặt hơn nữa công tác cấp phép và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở xây dựng, cải tạo không phép, sai phép xây dựng. Chủ động rà soát, phân thành từng nhóm công trình vi phạm, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức Hội nghị để bàn giải pháp tháo gỡ, xây dựng phương án tổng thể giải quyết dứt điểm đối với từng nhóm vi phạm trên, kiên quyết xử lý triệt để các công trình có sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng, đô thị trên địa bàn.

Rà soát, bổ sung đầy đủ 100% nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ tham gia tổ liên gia an toàn PCCC. Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nắm được lợi ích, hiệu quả của mô hình an toàn PCCC để tự nguyện tham gia, trong đó cần kết hợp tập huấn, thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn khi ra mắt tổ liên gia mới xây dựng. Tiếp tục rà soát các tổ liên gia đã xây dựng nhưng chưa đáp ứng để điều chỉnh, bổ sung đáp ứng yêu cầu công tác PCCC, hoàn thành trước 30/9/2023.

Hướng dẫn 100% tổ liên gia an toàn PCCC thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn. Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư, đơn vị quản lý nhà tập thể tổ chức thực tập tình huống chữa cháy, thoát nạn tại cơ sở. Vận động 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay, trong đó yêu cầu cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện, có phương án hỗ trợ từ ngân sách địa phương, xã hội hóa việc trang bị phương tiện bình chữa cháy cho các hộ gia đình khó khăn.

Tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với 100% hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; đôn đốc, hướng dẫn chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc trong khu vực sản xuất, kinh doanh, kho chứa bảo đảm yêu cầu về ngăn cháy lan, thoát nạn, nhất là việc thoát nạn từ các tầng phía trên ra ngoài nhà; quản lý chặt chẽ trong sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ; thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC; khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kiến nghị. Xử phạt nghiêm minh 100% hành vi vi phạm về PCCC và CNCH phát hiện trong quá trình kiểm tra theo quy định.

Song song với việc triển khai 2 mô hình Tổ liên gia và Điểm chữa cháy công cộng, yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo triển khai 4 mô hình đảm bảo trước 15/12/2023, gồm: “Khu coàng cư, tập thể an toàn PCCC”, “Cụm liên kết làng nghề an toàn”, “Cụm liên kết an toàn trong khu/cụm Công nghiệp”, “Cụm liên kết an toàn PCCC rừng”…

Tăng cường PCCC cho tàu thuyền và cơ sở sản xuất, kinh doanh

Thời gian qua, những vụ cháy nổ tàu cá, cháy nổ cơ sở sản xuất kinh doanh đã gây ra những tổn thất lớn về tài sản, tính mạng cho người dân. Để phòng ngừa cháy nổ xảy ra, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) số 9 công an tỉnh Nghệ An đang tăng cường công tác phòng chống cháy nổ, mang lại sự bình yên cho người dân.

Phường Quỳnh Phương thị xã Hoàng Mai hiện có hơn 1.000 phương tiện tàu thuyền công suất lớn, nhỏ đang hoạt động. Những ngày này, có hàng trăm tàu thuyền về neo đậu nghỉ trăng, nhiều kỳ trăng còn có cả tàu của các tỉnh bạn neo đậu.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cơ sở hạ tầng chật, hẹp, tàu thuyền về neo đậu sát nhau dẫn đến quá tải, khi có sự cố dễ cháy lan, cháy lớn, tiềm ẩn mối họa “giặc lửa” thường trực.

Vì vậy Ban quản lý cảng cá Quỳnh Phương thường xuyên phối hợp với các đơn vị khác kiểm tra thường xuyên việc ra vào của các tàu cá. Tàu nào đảm bảo đủ các điều kiện về PCCC mới được rời cảng.

Lực lượng PCCC và CHCN số 9 tuyên tuyền cho các chủ tàu về công tác phòng chống cháy nổ.

Ông Đậu Ngọc Lam- cảng phó cảng cá Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai cho biết: “Ở cảng, hàng năm dựa theo những quy định của PCCC thì sẽ xây dựng phương án PCCC, mua sắm các trang thiết bị chữa cháy và có sổ theo dõi thường xuyên.

Ngoài ra cảng phối hợp với Đồn biên phòng, Chi cục thuỷ sản thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền những tàu neo đậu tại cảng nếu trang bị đầy đủ trang thiết bị về PCCC mới được rời cảng”.

Ngoài việc làm tốt công tác PCCC và CNCH cho tàu thuyền thì đội PCCC và CNCH số 9 công an tỉnh Nghệ An thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản suất, kinh doanh, đặc biệt là tại các cửa hàng xăng dầu, khí đốt là nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu nằm xen kẽ trong khu vực dân cư đông đúc, nếu xảy ra cháy nổ sẽ gây thiệt hại lớn không chỉ về tài sản mà còn đe doạ tính mạng con người.

Do đó công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cây xăng hay cửa hàng kinh doanh xăng dầu luôn cần được quản lí nghiêm ngặt. Qua công tác kiểm tra rà soát hầu hết các cây xăng trên địa bàn thị xã về cơ bản đã đáp ứng đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành về PCCC như đầu tư lắp đặt các phương tiện PCCC tại chỗ, lập hồ sơ quản lí theo dõi PCCC, xây dựng phương án và ban hành nội quy, quy định về PCCC.

Ông Bùi Trung Nam, cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Hoàng Mai chia sẻ: “chúng tôi luôn đề cao công tác đảm bảo phòng chống cháy nổ, nghề của chúng tôi là công việc đặc thù nên chúng tôi luôn coi trọng và trang bị đầy đủ các trang thiết bị như bình chữa cháy, các bảng biển và thường xuyên cho cán bộ nhân viên được đi tập huấn các lớp về PCCC. Luôn phối hợp chặt chẽ với đội PCCC số 9 công an tỉnh Nghệ an để đảm bảo an toàn công tác PCCC.”

Để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác PCCC, bảo đảm an toàn, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân, giúp các chủ tàu thuyền và các cơ sở sản suất kinh doanh, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng xử lý các tình huống khi xảy ra các vụ cháy, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH số 9 công an Nghệ An đã tổ chức nhiều lớp tập huấn PCCC và CNCH cho các học viên tại các xã phường trên địa bàn thị xã thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.

Ông Hồ Nguyên Bình - Phó đội trưởng đội chữa cháy và CNCH số 9, phòng Cảnh sát PCCC&CNCH: “Trong thời gian vừa qua đội chữa cháy và CNCH số 9 của chúng tôi luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Thường xuyên đi kiểm tra thực tế tại các cơ sở, qua đó kịp thời phát hiện, hướng dẫn cơ sở đảm bảo an toàn PCCC.

Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền PCCC để nâng cao kĩ năng, kiến thức cho lực lượng PCCC cơ sở. Thường xuyên phối hợp diễn tập phương án PCCC phối hợp nhiều lực lượng tham gia để qua đó lực lượng cơ sở chủ động xử lí được các tình huống cháy nổ hoặc sự cố xảy ra”.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Top