Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng mạnh, với 7 nhóm sản phẩm giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD.
Những tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp đang triển khai các giải pháp để về đích, đạt mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 50 tỷ USD như Chính phủ giao.
Điểm sáng cá tra
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 23% với hơn 421 triệu USD, tăng 87% so với 8 tháng của năm 2021.
Cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đón thêm tin tức tích cực từ thị trường Mỹ.
Theo VASEP, riêng trong tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra của nước ta sang Hoa Kỳ đạt 33 triệu USD, tăng 45% so với tháng 8/2021. Doanh số cá tra sang Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 chỉ cao hơn một chút so với mức gần 32 triệu USD trong tháng 7/2022. Tuy nhiên, giá trung bình cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 8/2022 đạt mức cao, 5 USD/kg - mức giá kỷ lục từ trước tới nay.
VASEP nhận định, có thể nhập khẩu cá tra của Hoa Kỳ sẽ tăng lên trong những tháng tới, khi mà lạm phát giá thực phẩm nói chung, thuỷ sản nói riêng làm cho thị trường nước này chao đảo, đồng thời, cũng bước vào chu kỳ tăng nhu cầu cho dịp Giáng sinh và năm mới sắp tới.
Lý giải nguyên nhân khiến giá cá tra tăng mạnh tại thị trường Hoa Kỳ, Công ty Dữ liệu và Công nghệ Numerator cho rằng, trong bối cảnh lạm phát quá mạnh, người dân Hoa Kỳ cắt giảm tiêu dùng những sản phẩm thủy sản giá cao, chuyển sang những loại thủy sản giá thấp.
So với các loại cá da trơn được nuôi trồng tại Hoa Kỳ, cá tra nhập khẩu có giá rất rẻ, chỉ bằng 1/4 - 1/5 so với giá bán của các loại cá da trơn khác.
Theo ông Chris Dubois, Giám đốc điều hành cấp cao của Công ty phân tích người tiêu dùng và bán lẻ có trụ sở tại Chicago (IRI), thị trường thủy sản tại Hoa Kỳ đã đạt đến điểm giới hạn, doanh số bán hàng giảm ngày càng nhanh do giá tăng. Các con số mới nhất về tiêu thụ thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ cho thấy, lạm phát ngày một tăng, gây nên nhiều khó khăn lên ngành tiêu dùng và bán lẻ.
Ông Chris DuBois cho biết, thủy sản đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng khi doanh số bán hàng sụt giảm hơn do giá cao. Giá tăng 5,2%, nhưng doanh số bán hàng giảm 5,2% và khối lượng giảm 9,8%. Kết quả này cho thấy, việc tăng giá đã đạt đến điểm giới hạn đối với người tiêu dùng.
Trong bối cảnh giá cá da trơn tại Hoa Kỳ đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của túi tiền người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang có kế hoạch mua 1,44 triệu pound (1 pound = 0,45kg) các sản phẩm cá da trơn cho các chương trình hỗ trợ thực phẩm của Chính phủ.
Bám đuổi mục tiêu
Tại cuộc họp báo thường kỳ đầu tháng 9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đang quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn thực hiện “mục tiêu kép”. Cụ thể, qua 8 tháng, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 36,3 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ.
Toàn ngành tiếp tục duy trì tăng trưởng, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt gần 15 tỷ USD qua 8 tháng, tăng 7,4%; lâm sản chính trên 11,8 tỷ USD, tăng 6,2%; thủy sản trên 7,5 tỷ USD, tăng 35,3%...
Đặc biệt, có 7 sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ. Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: cà phê đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng 40,3%; cao su trên 2 tỷ USD, tăng 8,1%; gạo trên 2,3 tỷ USD, tăng 8,1%...
Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, toàn ngành tiếp tục tái cơ cấu và ngày càng đi vào chiều sâu. Đó là tư duy kinh tế nông nghiệp đã bắt rễ trong sản xuất. Điều đó được thể hiện ở việc trước đây người sản xuất mang ra thị trường những gì mình có, nay chuyển sang bán cái thị trường cần.
Cụ thể, Bộ gia tăng các ngành hàng xuất khẩu có giá trị, chất lượng. Ví dụ, trong lĩnh vực trồng trọt, các loại quả tươi chủ lực như xoài, thanh long, chanh leo, nhãn, vải... đã xuất khẩu đi nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời, Bộ đang đàm phán mở cửa thị trường cho các loại nông sản chủ lực như: sầu riêng, khoai lang, ớt, bưởi sang các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường để gia tăng sản phẩm. Với sản phẩm sữa, đến nay có 11 nhà máy của 7 công ty được xuất khẩu chính ngạch các loại sản phẩm sữa sang Trung Quốc. Đối với sản phẩm thịt gà chế biến, Bộ cũng đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc, Singapore, châu Âu, Anh, các nước Trung Đông; cùng với đó tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất được phép xuất khẩu sang các thị trường đã được mở cửa...
Về xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: "Qua 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,59 tỷ USD, với đà tăng trưởng như hiện nay, còn 4 tháng nữa, mỗi tháng 800 - 900 triệu USD, chắc chắn đến cuối năm sẽ đạt mục tiêu, nếu thuận lợi có khả năng đạt 10 tỷ USD".
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT còn hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu; phối hợp đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương và các sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng; phối hợp chặt chẽ Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, các địa phương tăng cường giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam; tiếp tục thu thập và cung cấp thông tin, thị hiếu, nhu cầu, cập nhật các chính sách, quy định cho cộng đồng doanh nghiệp, các địa phương.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, các chỉ tiêu nông nghiệp sẽ đạt yêu cầu đề ra trong năm nay, trong đó có chỉ tiêu xuất khẩu đạt khoảng 50 tỷ USD, bởi bên cạnh những tác động tiêu cực từ tình hình thế giới thì cũng có những tác động tích cực như Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã phát huy hiệu quả.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…