Mưa kéo dài từ ngày 25 đến ngày 27/9 đã làm ngập lụt diện rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là tại các huyện miền núi, vùng trung du...
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của mưa lũ diễn ra tại huyện miền núi, biên giới làm ảnh hưởng đến nhiều xã trên địa bàn các huyện, đặc biệt đã gây ra tình trạng sạt lở đất đá mạnh, giao thông một số nơi không thể đi lại, gây nguy hiểm cho người dân và phương tiện tham gia giao thông qua các tuyến đường.
Thông tin từ văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh Nghệ An tính đến 17h ngày 27/9 có 139 người (huyện Kỳ Sơn) phải sơ tán; 1.600 nhà bị ngập; 830 nhà bị cô lập; 02 nhà tạm bị sập hoàn toàn.
1.503,58 ha lúa, 3.050,2 ha hoa màu bị thiệt hại. 660,42 ha diện tích ao, hồ nhỏ bị ngập; 2335 con gia cầm bị chết, cuốn trôi. 1615 m đường bị sạt lở; 76 cầu tràn bị ngập; 44 điểm đường giao thông bị sạt lở.
Nhiều nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục được triển khai: kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập, đặc biệt là các công trình đang thi công hoặc bị hư hỏng, xuống cấp. Chủ động phương án vận hành an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước. Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở...
Một số hình ảnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng bởi mưa lớn từ ngày 25 đến 27/9:
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Hội An (Quảng Nam) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thành lập Hội 14/10 vừa qua và các đợt sơ kết, tổng kết công tác, phong trào của Hội.
Trong chuỗi các hoạt động trước thềm Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – lần II năm 2024, Ban Tổ chức Diễn đàn tổ chức tập huấn Nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh, giảm phát thải về “Du lịch xanh” cho các doanh nghiệp, khởi nghiệp, tổ chức đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vừa tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn” nhằm kết nối các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, các mô hình khởi nghiệp cùng chia sẻ, trao đổi về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, mô hình phân loại và xử lý chất thải tại nguồn, mô hình sản xuất xanh bảo vệ môi trường.