Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 8 năm 2023 | 15:55

Nhiều giải pháp phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn

Một trong những vấn đề gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải. Khi mà môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các loại rác thải thì việc xử lý sạch nguồn rác thải đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Nhiều mô hình xử lý chất thải giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, vận hành đơn giản, đảm bảo vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường…

Xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn

Trong nghiên cứu, TS. Hoàng Thị Huê – Khoa Môi trường, Đại học TN&MT Hà Nội chỉ ra khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh tại nông thôn chủ yếu là phần hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm thải, chất thải vườn) với độ ẩm thường trên 60%. Tuy nhiên, chất hữu cơ khó phân hủy, chất vô cơ (chủ yếu là các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, nhựa, đồ điện gia dụng hỏng...) và đặc biệt là túi ni lông xuất hiện ngày càng nhiều. Hầu hết CTRSH không được phân loại tại nguồn, nên tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa... còn thấp và chủ yếu là tự phát. Theo số liệu thống kê, khối lượng phát sinh CTRSH nông thôn hiện nay là 28.394 tấn/ngày (tương đương 10.363.868 tấn/năm).

Công tác phân loại rác thải (Nguồn: internet) 

Ngoài ra, các CTRSH còn bao gồm hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) có trong vỏ chai lọ đựng HCBVTV, rau củ quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, động vật tích lũy các HCBVTV, trong nước và không khí, cùng sự tích lũy sinh học của DDT (thuốc trừ sâu) theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, chất thải thực phẩm dư thừa,… dẫn đến những hệ lụy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra còn có phương pháp xử lý chất thải rắn bằng nhiệt như hệ thống thiêu đốt và hệ thống nhiệt phân, hệ thống khí hoá, kết hợp công nghệ đốt. Điều này sẽ làm giảm thể tích chất thải rắn (giảm 80 - 90% khối lượng thành phần hữu cơ trong chất thải rắn trong thời gian nhanh nhất và xử lý triệt để), giúp thu hồi năng lượng và tổng hợp chất thải rắn cũng như xử lý chất thải rắn tại chỗ mà không cần phải vận chuyển đi xa, tránh được các rủi ro và chi phí vận chuyển.

Đối với các biện pháp xử lý chất thải nguy hại, các phương pháp hoá học và vật lý, sinh học, thiêu đốt hay chôn lấp chất thải nguy hại cần được áp dụng nhằm cô lập chất thải để giảm độc tính, giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường.

TS. Hoàng Thị Huê – Khoa Môi trường, Đại học TN&MT Hà Nội  đã đề xuất giải pháp thu gom, phân loại CTRSH bằng cách xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học, ủ chất thải thành phân hữu cơ vi sinh phù hợp với khu vực nông thôn hiện nay. Đây là phương pháp phân hủy sinh học chất thải thực phẩm có chủ định nhờ các loại vi sinh vật, men hay nấm để chế biến phân vi sinh qua mô hình ủ phân hữu cơ từ CTRSH như xây dựng bể/ hố xử lý chất thải thực phẩm tại hộ gia đình; Làm phân vi sinh bằng đống ủ; Sử dụng thùng nhựa xử lý chất thải thực phẩm tại các hộ gia đình hay nuôi giun quế và ủ chất thải thành phân vi sinh.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của TS. Hoàng Thị Huê còn chỉ ra rằng, chất thải sau khi phân loại cho vào thùng đậy nắp, lượng rác ước tính chỉ còn 20 – 30cm/2- 3 ngày, từ 30 – 45 ngày, chất thải sẽ phân hủy thành phân hữu cơ, đặc biệt không gây mùi, có thể sử dụng làm phân bón chăm tưới cây trồng. Mô hình làm phân vi sinh bằng đống ủ trên thực tế sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư bằng các vật dụng có sẵn để xử lý chất thải, vận hành đơn giản, đảm bảo vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường và dễ dàng trong việc vận chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý cũng như giúp người dân trong việc phân thải rác tại nguồn đạt hiệu quả cao hơn.

Phân loại rác thải trước khi xử lý nhiệt

Các chất thải bị nhiễm tạp chất ô nhiễm hữu cơ được xử lý nhiệt riêng (nhà máy đốt chất thải nguy hại). Lò đốt phải có hệ thống xử lý khí thải. Các yêu cầu về xử lý khí thải và hệ thống đốt rác dựa trên bản chất của chất thải.

Chất thải dễ cháy từ các hộ gia đình, gỗ phế thải không phù hợp để tái chế. Sẽ được xử lý trong các nhà máy đốt chất thải hoặc lò đốt củi phế thải. Nhiệt lượng thu được sẽ được sử dụng để tạo ra điện và sưởi ấm các tòa nhà. Chất thải có nhiệt trị cao và mức ô nhiễm thấp có thể được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp.

Trước khi mang rác thải đi xử lý, bạn cần phải biết cách tự phân loại rác tại nhà

Các công ty xử lý chất thải chuyên dụng sẽ xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu của nhà máy đốt rác. Đảm bảo rằng nhiên liệu sẽ có chất lượng cao và giảm nguy cơ tai nạn. Ví dụ, các doanh nghiệp này đảm bảo không có phản ứng không mong muốn nào xảy ra khi chất lỏng được trộn lẫn. Các vật liệu phế thải được sử dụng làm nhiên liệu thay thế trong nhà máy phải được nghiền trước và đặt ở nhiệt trị không đổi.

Các nhà máy xi măng đáp ứng 1 nửa yêu cầu năng lượng cao bằng cách sử dụng nhiên liệu thải. Giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và lượng khí thải CO2.

Chất thải khối lượng lớn ít ô nhiễm. Nhiệt lượng cao từ dầu thải, bùn thải, bột, mỡ động vật, dung môi hữu cơ, chất thải nhựa, lốp xe đã qua sử dụng và gỗ phế thải. Đều phù hợp để sử dụng làm nhiên liệu thay thế. Chất thải đô thị và chất thải nguy hại. Ví dụ như cặn sơn có hàm lượng kim loại nặng cao không được phép sử dụng làm nhiên liệu thay thế.

Chất thải mỏ khoáng như vật liệu đào hầm, vật liệu không ô nhiễm, đất bị ô nhiễm và 1 số phần nhỏ từ việc cải tạo địa điểm bị ô nhiễm phù hợp làm nguyên liệu.

Xử lý rác thải bằng phương pháp hóa lý và sinh học

Mục tiêu của quá trình xử lý hóa học – vật lý và sinh học là loại bỏ các chất ô nhiễm từ chất thải hoặc chôn lấp an toàn. Các quá trình sinh học biến đổi các chất ô nhiễm thành sản phẩm vô hại. Với sự trợ giúp của vi sinh vật hoặc thực vật.

Nước thải và vật liệu bị ô nhiễm là các loại chất thải điển hình được xử lý theo cách này. Sau quá trình lý hóa, các chất ô nhiễm có thể được xử lý ở dạng đậm đặc trong các cơ sở phù hợp.

Các chất ô nhiễm được loại bỏ khỏi chất thải dạng lỏng thông qua quá trình lọc, kết tủa. Hoặc các kỹ thuật khác như phân hủy bởi vi sinh vật, nước còn lại đưa vào hệ thống nước thải. Tùy thuộc vào thành phần, các chất ô nhiễm cuối cùng sẽ được đốt hoặc đưa đến các bãi chôn lấp.

Nhà máy xử lý rác thải  (Nguồn: internet) 

Chất thải dạng bùn. Phải trải qua các chu kỳ khử nước lặp đi lặp lại để ra sản phẩm an toàn. Cuối cùng là đốt hoặc đưa đến các bãi chôn lấp.

Chất thải rắn có hàm lượng chất ô nhiễm cao không được đưa đến bãi chôn lấp nếu không được xử lý trước. Các chất ô nhiễm có thể được loại bỏ khỏi vật liệu bằng cách rửa trôi. Các chất ô nhiễm hữu cơ bị tiêu hủy. Bằng cách xử lý nhiệt hoặc chuyển hóa thành các chất vô hại bằng vi sinh vật hoặc thực vật. Chất thải có chứa hàm lượng kim loại nặng cao như tro lọc từ các nhà máy đốt chất thải. Sẽ được làm rắn bằng cách sử dụng chất kết dính như xi măng. Ngăn việc rửa trôi các chất ô nhiễm.

Tái chế rác thải là lĩnh vực chuyên biệt. Thu hồi các sản phẩm và nguyên liệu thô từ chất thải và đưa chúng vào chu trình sản xuất. Nếu không có thiết bị tái chế phù hợp trong nước. Công việc sẽ được thực hiện ở nước ngoài.

Tái chế bao gồm 3 hình thức

Tái sử dụng trực tiếp các sản phẩm đã qua sử dụng. Như quần áo, các phụ tùng, linh kiện được tháo ra từ các thiết bị hoặc vật dụng cũ.

Tái chế vật liệu, tức là thu hồi nguyên liệu thô từ chất thải. Ví dụ như tái chế thủy tinh từ các mảnh vỡ, nấu chảy sắt vụn và sản xuất vật liệu xây dựng từ rác thải xây dựng.

Xuống chế. Là việc chuyển chất thải thành vật liệu có chất lượng thấp hơn vật liệu được sử dụng ban đầu.

Sử dụng phương pháp đốt 

Vật liệu xây dựng như cát, sỏi, bê tông vụn và hỗn hợp thải từ việc phá dỡ. Các chất thải xây dựng tại mỏ khoáng sản, vụn thải từ quá trình vệ sinh đường phố. Bằng việc tách tạp chất, sau đó nghiền nát và phân loại theo các cỡ hạt. Rác thải đường nhựa có hàm lượng hắc ín cao. Phải trải qua quá trình xử lý trước bằng nhiệt.

Rác thải kim loại như sắt và thép phế liệu và các kim loại khác trong ngành công nghiệp, hộ gia đình. Tất cả được thu gom riêng sau đó phân loại. Cuối cùng được chế biến thành kim loại thô tại các nhà máy luyện thép.

Sử dụng phương pháp tái chế

Các đồ vật, thiết bị có cấu trúc phức tạp như xe đã qua sử dụng, thiết bị điện, điện tử, pin và hóa chất sẽ trải qua 1 vài bước xử lý. Mục đích là tách chất độc hại ra khỏi vật liệu và tách thành các phần nhỏ để thu hồi những phần dùng được.

Thủy tinh thải, giấy, bìa cứng, chất thải nhựa, gỗ thải, dầu thải và dung môi được tạo ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng hàng ngày. Sau khi thu thập và phân loại sẽ được xử lý và đưa vào chu trình sử dụng làm nguyên liệu.

Lốp xe và sản phẩm vải dệt không bị hư hại và còn hoạt động được phân loại từ rác thải thu gom, bán đồ c

Chất thải xanh: Là các chất thải hữu cơ. Kiểm tra chất lượng rác thải, sau đó tái chế thành phân trộn. Bằng cách lên men với các chất thải sinh học khác. Ví dụ như dầu ăn đã qua sử dụng dùng để sản xuất khí sinh học.

Chôn lấp rác thải tại bãi rác tập trung

Khi rác thải được phân loại và không phù hợp với các phương pháp xử lý. Bao gồm đốt, sinh lý hóa hay tái chế thì sẽ được đưa tới bãi rác tập trung để chôn lấp.

Có 5 loại bãi rác chôn lấp phân cấp theo chữ cái A, B, C, D và E. Đại diện cho quy mô tăng dần về rủi ro lắng đọng tại khu vực đó. Quan trọng là tổng hàm lượng chất ô nhiễm và mức rửa giải của chất thải.

Sử dụng phương pháp chôn lấp

Bãi chôn lấp loại A: Dành cho các chất thải như vật liệu khai quật và khai thác đá. Thường không có chứa chất ô nhiễm.

Bãi chôn lấp loại B: Chất thải được xác định riêng và 1 số loại chất thải khoáng được phép. Đáp ứng yêu cầu về giá trị ngưỡng và mức rửa giải.

Bãi chôn lấp loại C: Được chỉ định để lắng đọng chất thải vô cơ khó hòa tan và chất thải chứa kim loại. Phụ thuộc vào quá trình xử lý trước đây, như xử lý nhiệt với mục đích để loại bỏ phần lớn ô nhiễm hữu cơ.

Bãi chôn lấp loại D: điển hình của các loại chất thải được sử dụng trong các bãi chôn lấp, đó là bã thải của các chất đốt, xỉ đốt.

Bãi chôn lấp loại E: Bãi chôn lấp các chất thải hữu cơ. Mặc dù đây là một sự lãng phí lớn do khả năng tái chế của chất hữu cơ là quý giá. Tuy nhiên, bãi chôn lấp loại E có thể chứa cả những loại rác thải khác, miễn là tuân theo giá trị nằm trong ngưỡng cố định.

Các giai đoạn của bãi chôn lấp đều được xây dựng, vận hành và bảo trì theo quy định của mỗi quốc gia. Mỗi bãi chôn lấp khi tiếp nhận chất thải đặc biệt hoặc nguy hại khác cần phải có giấy phép di chuyển chất thải đặc biệt.

Công tác hậu cần thu gom rác thải

Việc quản lý chất thải và xử lý rác thải bao gồm nhiều chủ thể chuyên môn khác nhau. Nhiệm vụ của họ là thu gom rác thải tại nguồn (công nghiệp, thương mại và hộ gia đình). Sau đó vận chuyển, lưu trữ trung gian và bàn giao cho các hoạt động xử lý chất thải. Các hệ thống chuyên biệt sẽ xử lý rác thải. Trong mọi trường hợp, hậu cần thông suốt là điều kiện tiên quyết để quản lý chất thải hiệu quả. Đối với chất thải nguy hại, việc bàn giao phải được lập thành văn bản.

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
Top